Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Bổ sung khoáng cho tôm thẻ chân trắng nuôi ở độ mặn thấp

Bổ sung khoáng cho tôm thẻ chân trắng nuôi ở độ mặn thấp
Author: Văn Thái (Lước dịch)
Publish date: Saturday. March 28th, 2020

Nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước có độ mặn thấp đang là xu thế phát triển ngành tôm trên toàn thế giới. Báo cáo này nhằm nghiên cứu việc bổ sung khoáng chất vào khẩu phần ăn của tôm để đánh giá sự tăng trưởng và tỉ lệ sống khi tôm được nuôi trong nước có độ mặn thấp.

Nuôi tôm ở độ mặn thấp thì việc bổ sung khoáng cho tôm ăn có vai trò cực kỳ quan trọng. Ảnh minh họa: Internet

Khoáng chất rất quan trọng trong dinh dưỡng tôm. Ngoài việc đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa thẩm thấu và lột xác thì các ion khoáng cũng là thành phần của nhiều hợp chất sinh học quan trọng như enzyme, hormone... Việc đánh giá các chế độ ăn bổ khoáng chất cho động vật biển bao gồm tôm là rất khó khăn bởi vì nước biển chứa rất nhiều ion hữu cơ có thể hấp thụ được (Gilles và Piqueux, 1983). Tuy nhiên với nuôi tôm trong nước có độ mặn thấp việc thiếu khoáng chất trong nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tôm làm tôm mền vỏ khó lột xác, tăng trưởng chậm và thậm chí là tỉ lệ sống thấp.

Nuôi tôm, cá hoặc các loài sinh vật biển ở nước có độ mặn thấp đang là xu hướng phát triển trên toàn thế giới. Tại hầu hết các nước, ứng cử viên chính được chọn để nuôi ở nước có độ mặn thấp là tôm thẻ chân trắng (Lipopenaeus vannamei) - đây là loài sinh vật rộng muối có thể chịu đựng được nước có độ mặn 5 - 45‰. Nghiên cứu này nhằm đánh giá sự bổ sung khoáng chất cho sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của L. vannamei trong nước có độ muối thấp.

Nghiên cứu bổ sung khoáng chất cho tôm

Thí nghiệm được tiến hành trong thời gian 7 tuần sử dụng nước giếng khoan với 20 bể nuôi kích thước 60x30x30 cm ở có độ mặn 3‰. 10 con tôm có trọng lượng trung bình ban đầu 0,15 - 0,18 gam được cho vào mỗi bể. Mỗi chế độ ăn được chuẩn bị riêng biệt với các chế độ ăn có bổ sung kali, natri, Magie và 1% vitamine.

Bảng bổ sung khoáng cho tôm:

STT

Bổ sung khoáng cho 1kg thức ăn tôm

Nhóm
1 Không bổ sung Đối chứng
2 10g Natri/Kg Na-10g/Kg
3 20g Natri/Kg Na-20g/Kg
4 5g Kali/Kg K-5g/Kg
5 10g Kali/Kg K-10g/Kg
6 150mg Magie/Kg Mg-150mg/Kg
7 300mg Magie/Kg Mg-300mg/Kg

Tất cả các thành phần đã được trộn với tỷ lệ cần thiết và Maida (1%) được sử dụng làm chất gắn kết trong thức ăn.

Kết quả:

1. Tổng trọng lượng tăng:

Nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung 5g Kali/kg thức ăn có tổng trọng lượng tăng cao nhất là 3,87 ± 0,07 g trong thời gian thí nghiệm 49 ngày, sau đó là nhóm bổ sung 20g Na/kg thức ăn với tăng trưởng của tôm 3,71 ± 0,08), 10g Na/kg thức ăn (3,70 ± 0,04gm) và 300 mg/kg thức ăn (3,69 ± 0,08 gm) tương ứng.

2. Tăng tốc độ tăng trưởng:

Biểu đồ tăng trọng của tôm trong thí nghiệm.

Kết quả cho thấy nhóm đối chứng (không bổ sung khoáng) có tốc độ tăng trưởng thấp nhất là 6,03%. Tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi cao nhất khi bổ sung 150 mg Mg/kg thức ăn là 6,50%, sau đó là 10g Na/kg thức ăn(6,41%), 300mg Magie/kg thức ăn(6,40%), 10g Kali/kg thức ăn (6,28%), 5 g Kali/kg thức ăn (6,26%) và 20g Na/kg thức ăn (6,17%).

Tỷ lệ chuyển đổi thức ăn được quan sát thấy trong giai đoạn thí nghiệm thấp nhất là 3,68 ở chế độ ăn đối chứng không bổ sung khoáng chất. 

3. Tỷ lệ sống sót của tôm

Tỷ lệ sống sót trong suốt giai đoạn thí nghiệm thấp nhất ở nhóm không bổ sung (50%) tiếp đến là các nhóm Mg-150 mg, Mg-300 mg, k-5 g, Na-10 g , Na-20g và K-10g. Theo đó nhóm tôm bổ sung 10g Kali/kg thức ăn có tỉ lệ sống sót cao nhất (80,0%).

Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) giảm đi cùng với sự gia tăng bổ sung K + từ 5g đến 10g K+/kg. Có thể do mức bổ sung K + cao hơn dẫn tới sự gia tăng độ thẩm thấu và tỷ lệ hô hấp của tôm.

Magnesium là thành phần chính của xương và bộ xương của động vật (Davis và cộng sự, 2005). Trong nghiên cứu hiện tại cho thấy tăng đáng kể (p <0,05) tăng trọng tôm thẻ chân trắng là 3,69g khi bổ sung magie. Bổ sung magie trong chế độ ăn của tôm ở mức 300mg/kg cho thấy sự tăng trưởng tốt hơn chế độ ăn không bổ sung. Quan sát tương tự đã được thực hiện bởi Cheng và cộng sự, (2005) ở tôm thẻ chân trắng. Các tác giả này đã báo cáo rằng Mg2+ ở mức 2,60-3,66g / kg được đề nghị cho sự tăng trưởng tối ưu của tôm thẻ chân trắng được nuôi trong nước có độ mặn thấp.

Trong nghiên cứu này, hiệu suất thức ăn cao hơn, FCR thấp hơn và tỷ lệ tăng trưởng cao hơn ở mức bổ sung Mg 2+ với hàm lượng 150 mg/kg so với chế độ ăn không bổ sung. Còn theo (Kanazawa và cộng sự, 1984) tăng trưởng của tôm được cải thiện khi chế độ ăn uống được bổ sung magiê 0,3% . 

Khoáng chất Natri đóng một vai trò quan trọng trong sự sống còn của tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương khi nuôi tôm ở nước mặn thấp. Trong nghiên cứu này, kết quả bổ sung natri cho thấy sự gia tăng tỉ lệ sống sót (80%) với sự gia tăng bổ sung natri từ chế độ ăn 10g/kg đến 20g/kg. Roy và cộng sự, (2007a) được quan sát thấy tỷ lệ sống của tôm L. vannamei tăng từ 81% lên lên 92%. Với việc tăng cường bổ sung natri 20g/kg cho chế độ ăn tôm thẻ chân trắng. 

Các nhà khoa học kết luận rằng việc bổ sung khoáng chất trong chế độ ăn của tôm thẻ chân trắng đã cho thấy biện pháp này có hiệu quả hơn việc bổ sung khoáng chất trong nước cho sự tăng trưởng và sự sống còn của L. vannamei trong nước có độ muối thấp.

Nhóm tác giả: E. Nehru và cộng sự 2018.


Related news

Bệnh bọt khí ở động vật thuỷ sản Bệnh bọt khí ở động vật thuỷ sản

1. Dấu hiệu - Khi tôm cá bị bệnh bọt khí thường thể hiện một số dấu hiệu như: động vật thuỷ sản thường bơi nhanh và bất thường trên mặt ao với phần đầu ngực nhô cao trên mặt nước và đớp khí. Bọt khí có thể tập trung ở trên mang, dưới lớp vỏ kitin của giáp xác, trên mang, vây, vẩy của cá.

Monday. June 15th, 2015
Bệnh sán lá 18 móc Bệnh sán lá 18 móc

1. Dấu hiệu bệnh lý - Sán ký sinh ở da và mang của cá, giai đoạn cá hương, cá giống. Cá có thể bị chết hàng loạt nếu nhiễm nhiều sán. Sán dùng móc bám chắc vào cơ thể cá và dùng miệng để hút máu nên làm cho da cá tại vị trí sán bám bị viêm.

Tuesday. June 16th, 2015
Bệnh trùng loa kèn Bệnh trùng loa kèn

1. Dấu hiệu bệnh lý Trùng loa kèn bám trên da, vây, mang cá, trên mang và các phần phụ của tôm, trên thân và các chi của ếch, ba ba, trên vỏ, chân của ốc. Chúng bám nhiều thành búi trắng dễ nhầm với nấm thuỷ mi.

Monday. June 15th, 2015
Bệnh sán lá 16 móc Bệnh sán lá 16 móc

1. Dấu hiệu bệnh lý - Dactylogyrus ký sinh trên da và mang của cá nhưng chủ yếu là mang. Sán hút máu và phá hoại cấu trúc của mang, gây nên hiện tượng viêm loét.

Monday. June 15th, 2015
Bệnh thiếu các loại Vitamin Bệnh thiếu các loại Vitamin

1. Triệu chứng - Trong thức ăn cần có một lượng vitamin dù rất nhỏ nhưng nếu thiếu sẽ làm hoạt động của các hệ men bị rối loạn, cá gầy yếu, nổi đầu ngửa bụng, cá vận động không bình thường.

Monday. June 15th, 2015