Bỏ lúa trồng rau, thu nhập 270 triệu đồng/ha
Xuất phát từ nhu cầu đó, từ vụ hè thu 2015, Hội ND xã Hoà Khương, huyện Hoà Vang (TP.Đà Nẵng) và Trung tâm Khuyến ngư, nông, lâm thành phố đã vận động 10 hộ ND chuyển đổi diện tích 2ha sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng rau ăn quả theo hướng an toàn. Mô hình được triển khai tại vùng rau Phú Sơn Nam, xã Hoà Khương. Thông qua mô hình chuyển đổi, Hội ND huyện đã giúp bà con ND phát triển kinh tế nông nghiệp, cải thiện thu nhập.
Qua 2 vụ sản xuất (vụ hè thu 2015; vụ đông xuân 2015-2016), bà con ND Phú Sơn Nam đã chuyển đổi từ lúa sang trồng các loại rau, quả như khổ qua, dưa leo, bí đao, đậu tây…Theo đó, thu nhập trên 1 diện tích canh tác đã tăng rõ rệt so với trước kia độc canh cây lúa. Qua đánh giá sơ kết, các loại rau ăn quả đã mang lại hiệu quả kinh tế trên cùng 1 diện tích cao hơn so với trồng lúa từ 5-10 lần. Nhờ chuyển đổi linh hoạt và nắm bắt tình hình thị trường của ND, nhiều diện tích bước đầu cho thu nhập khoảng 10 triệu đồng/sào (270 triệu đồng/ha).
Theo ông Nguyễn Lương Bảy, hội viên ND xã Hoà Khương, làm rau tốn công và khó hơn lúa nhưng thu nhập cao hơn nhiều. Ông Bảy thổ lộ: “Vụ tết vừa rồi tôi xuống 5 sào dưa đều trúng hết. Thương lái vào tận ruộng lấy, tính ra được hơn 10 triệu đồng/sào, làm lúa sao bằng được. Vụ tới, tôi và nhiều hộ khác đang tính sẽ thuê thêm đất đang trồng lúa không có hiệu quả để chuyển đổi sang trồng rau, quả an toàn”.
Ông Trần Văn Mười -Chủ tịch Hội ND xã Hoà Khương cho rằng, việc chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang sản xuất rau quả là một trong những cách làm đúng đắn, phù hợp với xu hướng phát triển của nông nghiệp địa phương. Việc chuyển đổi sẽ góp phần phát triển sản xuất chuyên canh tại vùng rau Phú Sơn Nam, nâng cao giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, giúp người ND ổn định kinh tế theo hướng bền vững và lâu dài.
Related news
Chuỗi SX khép kín từ cánh đồng đến bàn ăn đang được nhiều DN áp dụng, nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường về nông sản sạch, chất lượng và giá thành hạ.
Cây thanh long ruột đỏ đã được nông dân tại 2 xã Nhị Hà (Thuận Nam) và Mỹ Sơn (Ninh Sơn, Ninh Thuận) trồng thử nghiệm. So với một số giống thanh long khác, thanh long ruột đỏ có trọng lượng, chất lượng và giá cả cao hơn. Trong điều kiện nắng hạn như hiện nay, cây thanh long ruột đỏ càng thích hợp với điều kiện khí hậu nơi đây.
Là một trong những ngân hàng có mặt sớm nhất trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, Agribank từ lâu đã trở thành người bạn chân tình, bình đẳng hết mực của bà con nông dân các dân tộc – dẫu là với những nông hộ đang “tập” cách làm ăn để thoát nghèo hay những nông dân tiên tiến đang trên đường vươn ra biển lớn…