Bình Dương ưu đãi vốn với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Ông Phạm Văn Bông- Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Dương giải thích nguyên nhân có được thành quả này là nhờ đẩy mạnh áp dụng công nghệ cao (CNC) trong nông nghiệp.
Sở NNPTNT tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định 46 về “Những giải pháp chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị - nông nghiệp kỹ thuật cao - nông nghiệp sinh thái gắn với công nghiệp chế biến trên địa bàn tỉnh”. Mấu chốt của chính sách này là nhằm khuyến khích doanh nghiệp xây dựng thương hiệu trong việc thực hiện CNC trong nông nghiệp. Doanh nghiệp nào ứng dụng CNC sẽ được vay vốn ưu đãi (lãi suất thấp hơn ngân hàng).
Nhờ vậy, đến nay toàn tỉnh có 915,5ha của người dân trồng các loại cây có giá trị, như: Rau, nấm, cây dược liệu, cây ăn trái, hoa lan. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2015, Bình Dương đã triển khai thực hiện 16 mô hình, 2 đề án và 6 dự án (trong đó 9 mô hình của năm 2014 chuyển tiếp và 7 mô hình của năm 2015), với 141 điểm trình diễn trên địa bàn 39 xã, phường, thị trấn. Các nhóm chương trình cụ thể gồm: Nông nghiệp đô thị, ven đô; cây công nghiệp và cây ăn quả; phát triển chăn nuôi; phát triển thủy sản; phát triển đặc sản và thủy đặc sản.
Bên cạnh đó, Sở NNPTNT cũng đang thực hiện các mô hình “trồng mai ghép”, “trồng cây ăn trái trong chậu quy mô hộ gia đình” tại một số phường ở thị xã Dĩ An. Để đẩy mạnh hơn việc áp dụng CNC, ngành nông nghiệp tỉnh này còn tập trung xây dựng tái cơ cấu ngành ở các huyện Bàu Bàng, thị xã Bến Cát và Tân Uyên. Theo đó, đến nay đã xây dựng được khu nông nghiệp CNC An Thái, khu nông nghiệp ứng dụng CNC Tiến Hùng, khu chăn nuôi ứng dụng CNC và trại gà CNC Ba Huân. Riêng khu nông nghiệp CNC An Thái dù mới đạt 52% khối lượng công trình, nhưng đã triển khai nhiều mô hình đạt hiệu quả kinh tế rất cao, như: Trồng dưa lưới trong nhà kính cho doanh thu đến 3 tỷ đồng/ha/năm; chuối già hương cho doanh thu 400 triệu đồng/ha/năm (đã xuất khẩu sang Hàn Quốc, Malaysia, Nhật, Trung Đông).
Riêng với các loại cây công nghiệp cho giá trị cao, chiếm tỉ trọng lớn trong giá trị sản xuất toàn ngành như cao su, tỉnh có những hướng đi riêng. Thời gian qua, người dân vẫn trồng thêm cao su và tổng diện tích trên toàn tỉnh đến nay đạt 134.031ha (tăng 0,3%). Để gia tăng giá trị thu về từ cây trồng này, tỉnh đã thu hút đầu tư vào công nghiệp chế biến khá thành công, gồm chế biến mủ, tăng dần các sản phẩm cao su công nghiệp và chế biến gỗ từ cao su...
Related news
Kể từ ngày 20.10.2015, khoai tây Trung Quốc không được đưa vào chợ đầu mối nông sản Đà Lạt (Lâm Đồng). Đây là chỉ đạo của UBND TP. Đà Lạt nhằm đưa chợ này hoạt động đúng mục đích bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nông dân trồng khoai tây...
TS Đặng Kim Sơn – nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho rằng, nông dân toàn cầu là phải trẻ, khoẻ, có kiến thức…
Khảo sát tại nhiều chợ lẻ, xe đẩy trên địa bàn TP.HCM cho thấy ngày càng xuất hiện rất nhiều nông sản Trung Quốc (TQ) như nho, quýt, cam, táo, khoai tây… gắn mác “made in Viet Nam”.
Nhìn những con cá tầm dài tới hơn 1m, to như cột nhà đang lượn lờ trong các ô nuôi giữa lòng hồ Thủy điện Sơn La, ông Trần Văn Tuấn – Giám đốc Công ty Cá tầm Sơn La chia sẻ: “Tiềm năng là rất lớn. Chúng tôi muốn có nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển cá tầm cùng với chúng tôi”.
Tại sân chơi của khu K3 đường Vĩnh Phúc (Ba Đình, Hà Nội) những ngày gần đây xuất hiện điểm bán hành tím, tỏi ủng hộ nông dân đảo Lý Sơn.