Bình Định Phát Hiện Nhiều Trường Hợp Sử Dụng Nghề Cấm Trong Lĩnh Vực Khai Thác Thủy Sản

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bình Định thuộc Sở NN-PTNT, trong năm 2014, Thanh tra Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với Phòng Cảnh sát đường thủy, Đồn Biên phòng và các địa phương ven biển đã tổ chức 23 chuyến tuần tra, kiểm soát, kiểm tra tình trạng sử dụng xung điện, xiếc máy để khai thác thủy sảm trên các đầm: Thị Nại, Đề Gi, Trà Ổ và các vùng biển ven bờ.
Qua đó, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 12 trường hợp tàu cá vi phạm “nghề cấm”, xử phạt số tiền 37 triệu đồng; đồng thời, tịch thu 2 cặp gọng xiếc, 4 bộ kích điện, 3 tấm lưới, 4 bình ắc quy.
Ông Trần Kim Dương, Phó Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cho biết: Các hoạt động tuần tra, kiểm soát đã góp phần hạn chế đáng kể tình trạng các đối tượng sử dụng “nghề cấm” để khai thác hủy diệt nguồn lợi thủy sản. Trong thời gian tới,
Chi cục sẽ tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động người dân sinh sống tại các xã ven biển, ven đầm chung tay với chính quyền địa phương tham gia bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, thường xuyên tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát tại các điểm nóng, kịp thời xử lý các đối tượng vi phạm.
Related news

Sau khi đi thực tế thăm mô hình trình diễn điểm thực nghiệm thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trên đất lúa ở tiểu vùng BT 10 và BT 11 xã Phú Thuận, các nhà khoa học, quản lý Nhà nước và nông dân đã cùng nhau thảo luận về hiệu quả, khó khăn, thuận lợi của mô hình, để có hướng tháo gỡ và đánh giá nhân rộng.

Xã Sông Trầu, huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai được xem là “thủ phủ” của làng nấm Đông Nam Bộ giờ đây không còn những nụ cười tươi rói như ngày nào do hàng trăm hộ trồng nấm đang phải “treo trại”. Theo cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, sản phẩm của các làng nghề trồng nấm từ trước tới nay được thương lái thu gom chủ yếu xuất sang Trung Quốc.

Thái Nguyên là tỉnh miền núi vùng Đông Bắc Bộ, tổng diện tích mặt nước toàn tỉnh có thể nuôi trồng và khai thác thuỷ sản là 6.925 ha, trong đó 2.500 ha hồ chứa vừa (Hồ Núi Cốc), 1.140 ha hồ chứa nhỏ, 2.285 ha ao gia đình và 1.000 ha ruộng trũng có thể phát triển nuôi cá kết hợp cấy lúa…

Hiện Việt Nam có khoảng 60.000 héc ta hồ tiêu, nhưng theo qui hoạch phát triển ngành hồ tiêu đến năm 2020 vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt thì diện tích trồng loại nông sản này được giới hạn ở mức 50.000 héc ta.

Bắt đầu từ năm 2012, Công ty TNHH công nghệ sinh học phục vụ đời sống và sản xuât- thương mại và du lịch Thanh Mai đã đầu tư, áp dụng công nghệ sinh học sản xuất ra một loại thực phẩm giàu protein, vitamin tổng hợp có hoạt tính sinh học cao từ giống Tảo xoắn Spirulina – một nguồn dinh dưỡng quý giá của tự nhiên.