Bình Định đầu tư hơn 6.254 tỉ đồng thực hiện đề án phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao

Mục tiêu tỉnh ta đề ra quy mô đàn bò năm 2015 đạt 260 ngàn con, đến năm năm 2020 đạt 520 ngàn con, trong đó đàn bò lai trong nông hộ 320 ngàn con, đàn bò nuôi trong các doanh nghiệp 200 ngàn con. Tỉ lệ bò lai năm 2015 chiếm 78,5% so với tổng đàn; tỉ lệ bò thịt chất lượng cao năm 2016 chiếm 5,9% tổng đàn bò lai.
Đến năm 2020, tỉ lệ bò lai và bò ngoại thuần đạt 93,8% tổng đàn, tỉ lệ bò lai của tổng đàn bò nuôi trong nông hộ chiếm 90% và tỉ lệ bò thịt chất lượng cao chiếm 16,3% so với tổng đàn bò lai. Sản lượng bò thịt xuất chuồng năm 2015 đạt 31.849 tấn đến năm 2020 đạt 48.405 tấn.
Hiệu quả kinh tế do đề án mang lại trong giai đoạn 2015-2020 đạt khoảng 3.823 tỉ đồng (bò thịt chất lượng cao đạt 1.714 tỉ đồng, bò lai Zebu và Drought maste đạt 2.109 tỉ đồng). Thực hiện đề án nói trên cũng sẽ tạo việc làm cho khoảng 11.000 lao động, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn.
UBND tỉnh giao cho Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp ngành chức năng của tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố tham mưu giúp UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện đề án. Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn trực thuộc phối hợp với các địa phương thực hiện đề án đảm bảo tiến độ và hiệu quả.
Related news

Phương pháp nuôi này phụ thuộc con giống tự nhiên, chi phí xây dựng cơ bản thấp, chi phí sản xuất hạn chế, nhưng hiệu quả tương đối cao. Có rất nhiều loại đá khác nhau để làm vật bám tùy thuộc vào từng địa phương như đá vôi làm vật bám rất tốt, đá cuội, đá san hô… Kích cỡ đá trung bình 2-4 kg/hòn và dao động từ 1-10 kg/hòn. Đá được chuyên chở bằng thuyền hoặc ghe rải đều trên bãi có hàu giống xuất hiện. Năng suất đạt 0,5-1,5 kg hàu nguyên con/hòn đá.

Tại Hội nghị quốc tế Mối đe dọa về lạm dụng thuốc trừ sâu trong hệ sinh thái lúa - Tìm kiếm giải pháp khắc phục do Bộ Nông nghiệp và PTNT tổ chức tại Hà Nội vào sáng nay (16/12), các chuyên gia của Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) cho biết việc sử dụng thuốc trừ sâu sai mục đích hoặc phun thuốc bừa bãi đã vô tình tiêu diệt nhiều loài thiên địch bắt mồi, làm gia tăng dịch bệnh.

Hiện nay, nấm xanh đang được nhân rộng tại các địa phương và hầu hết bà con nông dân đều quan tâm đến mô hình này. Cán bộ bảo vệ thực vật thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A Nguyễn Thanh Phong cho biết: Được sự hỗ trợ của Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) tỉnh, địa phương đã gieo cấy nấm xanh khoảng 15ha lúa Đông xuân tại ấp 3B. Từ thực tế cho thấy, mô hình nấm xanh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho bà con nông dân trong công tác phòng trừ sâu hại, đặc biệt là không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Theo báo cáo của ngành BVTV và phản ảnh của một số Sở NN-PTNT các tỉnh phía Bắc thì tình hình sâu bệnh hại trên cây lạc đang có chiều hướng phát triển mạnh, gây hại nặng trên diện rộng, đặc biệt là những vùng chuyên canh lạc như Ninh Bình, Nghệ An, Bắc Giang, Vĩnh Phúc…

Giống B-TE1 có xuất xứ từ đâu và được các cơ quan chức năng đánh giá như thế nào?