Bình Định Đảm Bảo Nguồn Cung Phân Bón Chất Lượng

Thời điểm hiện nay, sau một thời gian khá trầm lắng, nhu cầu sử dụng phân bón trên địa bàn Bình Định đang bắt đầu sôi động trở lại khi nông dân bước vào vụ sản xuất Đông Xuân 2014-2015.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực điều tiết nguồn hàng của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón trong nước thì nguồn cung vẫn dồi dào, không có hiện tượng sốt hàng, sốt giá như mọi năm.
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT Bình Định, vụ Đông Xuân 2014-2015, toàn tỉnh có kế hoạch sản xuất 47.156ha lúa. Nhu cầu sử dụng phân bón của cả tỉnh ước khoảng 84 ngàn tấn, trong đó urea và NPK chiếm khoảng 60%. Thời điểm đầu vụ sản xuất, khảo sát tại các đại lý phân bón trên địa bàn tỉnh, giá các loại phân bón khá ổn định và giảm nhiều so với đầu vụ Đông Xuân 2013-2014, đặc biệt là phân ure, kali.
Theo Công ty Cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Miền Trung (PVFCCo Central), doanh nghiệp hiện cung ứng khoảng 75% thị phần phân đạm trên thị trường khu vực miền Trung - Tây Nguyên, nhu cầu sử dụng phân bón hiện tại không nhiều do nông dân chưa vào chính vụ sản xuất, dự kiến giao dịch sẽ tăng mạnh vào tháng 12 tới. Thời điểm này, PVFCCo Central đã có kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng có chất lượng cung ứng cho nông dân các tỉnh khu vực miền Trung trên 100.000 tấn, riêng thị trường Bình Định khoảng 10.000 tấn; đáp ứng kịp thời nhu cầu của bà nông dân cho vụ Đông Xuân năm nay.
Giá một số loại phân bón tại các Đại lý cấp 1 ở TP. Quy Nhơn đang ổn định ở mức thấp, cụ thể: phân ure Phú Mỹ từ 7.900 - 7.950 đồng/kg; ure Indonesia 7.500 - 7.700 đồng/kg; kali Belarus 7.520 đồng/kg; kali Phú Mỹ 7.350 đồng/kg; NPK Phú Mỹ: 10.300 đồng/kg; lân Văn Điển 2.900 - 2.950 đồng/kg; SA Nhật: 3.600 - 3.650 đồng/kg (Nguồn: Agro Monitor ngày 19.11.2014).
Nguồn bài viết: http://www.kinhtenongthon.com.vn/Binh-Dinh-Dam-bao-nguon-cung-phan-bon-chat-luong-108-48376.html
Related news

Nằm trong chuỗi sự kiện Diễn đàn hợp tác kinh tế ĐBSCL 2014 (MDEC - Sóc Trăng 2014) diễn ra từ ngày 2 - 7/11/2014, hôm qua (2/11), Ban tổ chức diễn đàn đã khai mạc hội chợ "Hạt gạo thơm - thủy sản sạch - trái ngon" tại Công viên Hồ Nước Ngọt (TP. Sóc Trăng).

Trong số đó, Chi cục đã phát hiện, bắt giữ 5 vụ vận chuyển trái phép sừng tê giác, gồm 28 chiếc sừng với tổng trọng lượng 48,6 kg, trị giá ước tính gần 50 tỷ đồng; 9 vụ vận chuyển trái phép ngà voi, gồm 212 chiếc ngà voi và 128 sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ ngà voi với tổng trọng lượng 334,4 kg, trị giá ước tính khoảng 12 tỷ đồng.

Nhưng quan trọng hơn là làm lúa theo hướng VietGAP an toàn cho cả người SX lẫn người sử dụng, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo truy nguyên được nguồn gốc. Đó là nhận định chung của những hộ nông dân ở các huyện SX lúa trọng điểm của tỉnh Kiên Giang sau khi tham gia thực hiện CĐL.

Chưa năm nào người trồng quýt đường ở Hậu Giang gặp khó khăn như hiện nay: Giá cả giảm liên tục, thương lái ép giá, sâu bệnh hoành hành, giá cả phân bón, thuốc BVTV tăng cao…

Sau 10 năm, nuôi cá vụ 3 đã trở thành phong trào phát triển mạnh ở các địa phương như Đô Lương, Nam Đàn, Thanh Chương, Hưng Nguyên, Diễn Châu và Yên Thành (Nghệ An) vì góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, do nguồn cung giống thiếu nên nhiều năm cá giống bị “cháy hàng”.