Home / Cây công nghiệp / Cây mía

Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Đục Thân Hại Mía

Biện Pháp Phòng Trừ Sâu Đục Thân Hại Mía
Publish date: Monday. July 15th, 2013

Theo đánh giá của Chi cục Bảo vệ thực vật Khánh Hòa, tại vùng mía huyện Cam Lâm và thị xã Cam Ranh hiện có 5 loại sâu đục thân gây hại: sâu mình vàng (sâu đục mắt) hại mía mầm; sâu 4 vạch, sâu 5 vạch, sâu mình trắng, mình hồng gây hại lúc mía vươn lóng và chín.

Nguy hiểm nhất là sâu 4 vạch, 5 vạch, sâu mình trắng và mình hồng. Việc phòng trừ sâu đục thân rất khó khăn do sâu sinh sôi, nảy nở mạnh, lại trú ngụ trong thân cây và xuất hiện ở các giai đoạn phát triển khác nhau trên mía, cần áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp mới hiệu quả.

- Biện pháp canh tác: Thời vụ trồng thích hợp từ ngày 20-4 đến 15-6; không nên trồng sau 20-6; chỉ sử dụng những hom giống khỏe, đạt tiêu chuẩn, không có mầm mống sâu bệnh; diệt trừ cây ký chủ, cỏ dại, vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch; sử dụng giống ít mẫn cảm với sâu hại như: DLM 24, R 570, My 55-14, K 84-200, ROC 16, VN 84-4137, VN 85-1427, VN 85-1859…

- Biện pháp sinh học: Sử dụng côn trùng như kiến, ong ký sinh lên trứng sâu đục thân để giảm tỉ lệ xâm nhiễm; bảo vệ thiên địch trên ruộng mía, tạo cân bằng sinh học có lợi cho cây.

- Biện pháp hóa học: Trong phòng trị sâu đục thân trên cây mía không có loại thuốc đặc hiệu và có tác dụng lâu dài. Thường sử dụng các loại thuốc có hoạt chất Diazinon với tên thương mại như Basudin 5G, 10G, rải lúc đặt hom với lượng 30kg/ha, có thể giảm tới 78,7% số mầm non bị hại và giảm 32,5% số cây bị sâu sau thời kỳ vươn lóng, khi mía lớn rải vào bẹ. Các loại Basudin 40 EC, 50 EC/ND… pha nước 0,2% xử lý ngâm hom 5 phút.

- Quy trình phòng trừ theo các giai đoạn:

+ Từ khi trồng đến kết thúc nảy mầm: Bón vào rãnh trước khi trồng Padan 4H, Kayazinon, Basudin 10G liều lượng 30kg/ha phòng trừ mối, bọ hung và các loại sâu đục thân…

+ Giai đoạn kết thúc mọc mầm đến vươn lóng: Rải hoặc phun cục bộ những đoạn mía bị hại hoặc có triệu chứng sâu mới xâm nhập (héo lá bên, lốm đốm trắng do sâu đục thân 4 vạch), dùng Padan 4H liều 10g/m hoặc phun Vibasu nồng độ 0,25%, Padan 95SP 0,8kg/ha; theo dõi phát hiện sớm các loại rầy chích hút, dùng Sumithion 50 EC 1 - 1,2 lít/ha hay Supracid 40ND 0,8 lít/ha phun đẫm lên ngọn mía trừ bọ rầy đầu vàng, bọ trĩ và một số đối tượng chích hút khác; cắt những cây bị sâu hại đã khô ngọn không có khả năng cho thu hoạch 2 lần/tháng.

+ Giai đoạn vươn lóng đến trước thu hoạch: Bóc lá khô, lá già, chặt cây khô do sâu bệnh, vệ sinh đồng ruộng; cắt mầm vô hiệu lúc mía trên 7 tháng 1 lần/tháng, nhặt sạch cỏ dại trên ruộng.

+ Sau thu hoạch: Phạt gốc thấp, phát quang bờ lô tránh sâu hại ẩn náu; luân canh cải tạo đất (trồng cây họ đậu 6 tháng đến 1 năm) khi kết thúc một chu kỳ mía.


Related news

Quy Trình Sản Xuất Mía Công Nghệ Cao Quy Trình Sản Xuất Mía Công Nghệ Cao

Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng có ảnh hưởng mạnh đến năng suất và chất lượng của cây mía. Mía sinh trưởng mạnh nhất vào các tháng mùa hè có nhiệt độ cao, thời gian chiếu sáng dài. Lượng mưa yêu cầu đạt từ 1.500-2.000mm/năm, phân bố đều quanh năm. Chọn đất trồng bằng phẳng hoặc độ dốc thấp dưới 100, tầng canh tác dày, giàu mùn và các chất dinh dưỡng, khả năng giữ ẩm tốt, độ pH=6,5-7,5.

Thursday. May 17th, 2012
Phòng Trừ Bệnh Thối Đen Ruột Mía Phòng Trừ Bệnh Thối Đen Ruột Mía

Ở hom giống, triệu chứng đầu tiên là trên đầu hom cắt có màu hồng nhạt rồi xuất hiện vết đen, sau đó mọc ra lớp nấm mốc đen như than. Ở trên thân, ruột mía có màu đen và mùi dứa thối, lâu ngày ruột bệnh chỉ còn trơ lại xơ đen.

Wednesday. March 21st, 2012
10 Biện Pháp Kỹ Thuật Thâm Canh Mía 10 Biện Pháp Kỹ Thuật Thâm Canh Mía

Để có thể ổn định và phát triển sản xuất mía đường có nhiều vấn đề về kinh tế và kỹ thuật cần phải giải quyết, trong đó biện pháp cơ bản hàng đầu là phải quy hoạch vùng nguyên liệu, đi vào thâm canh tăng nhanh năng suất và chữ đường (CCS) trên cơ sở hạ giá thành đầu tư. Sau đây là 10 biện pháp kỹ thuật cần chú ý áp dụng.

Monday. July 8th, 2013
Kinh Nghiệm Diệt Sâu Đục Thân Trên Mía Kinh Nghiệm Diệt Sâu Đục Thân Trên Mía

Ngoài khâu biết chuyển đổi giống mía mới, những nông dân trồng mía vùng Phụng Hiệp còn biết đúc kết kinh nghiệm để giảm thiểu tối đa sâu hại, nhằm hạ giá thành, tăng năng suất và chất lượng mía...

Monday. July 15th, 2013
Phòng Trừ Bọ Phấn Trắng Gây Vàng Lá Mía Phòng Trừ Bọ Phấn Trắng Gây Vàng Lá Mía

Từ đầu tháng 9/2010, trên các cánh đồng mía ở Phú Yên xuất hiện một loại sâu hại mới, chúng phát triển nhanh, gây vàng lá hàng loạt diện tích mía, tập trung nhiều nhất tại hai huyện Sơn Hòa, Sông Hinh.

Monday. July 15th, 2013