Biện pháp giúp heo nái lên giống sớm sau khi cai sữa
1. Khống chế khẩu phần thức ăn:
- Trước ngày cai sữa 2 - 3 ngày: giảm lượng thức ăn cho heo mẹ, cho ăn khoảng 50 - 70% khẩu phần bình thường.
- Ngày cai sữa: không cho nái ăn, cho uống nước tự do để phòng viêm vú (sốt sữa).
- Ngày thứ 2 sau cai sữa: cho ăn 1/3 khẩu phần bình thường.
- Ngày thứ 3 sau cai sữa: cho ăn 1/2 khẩu phần bình thường.
- Ngày thứ 4 sau cai sữa: cho ăn 2/3 khẩu phần bình thường.
- Ngày thứ 5 sau cai sữa: cho ăn uống bình thường.
2. Dùng heo đực thí tình:
Có thể cho heo đực gián tiếp đi qua chuồng hoặc cho tiếp xúc trực tiếp. Chỉ sử dụng heo đực trưởng thành do chất Pheromon – 1 loại hormon của bộ máy sinh dục đực ở giai đoạn trưởng thành tiết ra nhiều hơn ở đực tơ và chính mùi của hormon này sẽ tác động, kích thích heo nái lên giống sớm.
3. Bổ sung vitamin AD3E (Trivitase) 2cc/con hoặc trộn Active plus (vitamin + khoáng chất) trong khẩu phần ăn của heo nái trước khi cai sữa hoặc ngày đầu cai sữa để giúp nái cai sữa động dục sớm, trứng rụng nhiều cho lứa đẻ sau nhiều con.
Lưu ý: Không nên cho những nái quá ốm yếu giao phối ngay lần động dục đầu tiên sau cai sữa vì khó đậu thai và số lượng con đẻ ra ít.
Related news
Chọn địa điểm cao ráo sạch sẽ, thoáng mát, có rèm che lúc mưa gió. Nên xây dựng chiều dài chuồng theo hướng Đông - Tây để tránh bức xạ mặt trời
Heo con sau cai sữa (từ 28 - 60 ngày) cần sự chăm sóc hết sức đặc biệt của người chăn nuôi vì đây là giai đoạn heo con phải tách rời khỏi mẹ và sống độc lập.
Chăn nuôi heo tại Bến Tre đang phát triển rộng khắp ở nhiều nơi trong tỉnh và mang lại hiệu quả kinh tế rất cao cho bà con nông dân. Mặc dù việc thu gom và xử lý chất thải trong chăn nuôi vẫn được người chăn nuôi thực hiện triệt để, đồng bộ bằng biện pháp xây dựng hầm ủ Biogas. Điều này góp phần cho ngành chăn nuôi mang tính bền vững hơn. Tuy nhiên, một số nơi bà con nhận thấy vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại như bệnh tật phát sinh, chi phí đầu tư cao trong thiết kế xây dựng hầm Biogas, điện, nước, công chăm sóc ...