Bị thương lái Trung Quốc lừa, nông dân khóc vì lợn siêu mỡ
Chị Nguyễn Thị Tiên, ở xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước (tỉnh Cà Mau) than: “Cuối năm 2015, thương lái Trung Quốc thông qua các “cò” ở địa phương tìm mua lợn nhiều mỡ với giá cao, họ còn khuyến khích nông dân chúng tôi tái đàn để có nguồn hàng cung ứng. Nhưng hiện giờ đàn lợn (5 con) của tôi nuôi theo đơn đặt hàng của họ đã đến ngày bán, nhưng họ bặt tăm”.
Ở các địa phương khác trong tỉnh Cà Mau, nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ như chị Tiên cũng đau đầu vì đàn lợn tới ngày xuất chuồng mà bán không được. “Bây giờ kêu thương lái địa phương bán lợn là họ không mua đâu, họ chê nhiều mỡ, thị trường không chuộng” - anh Nguyễn Văn Sang, một hộ nuôi lợn ở TP.Cà Mau mếu máo nói.
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Thành Huy – Chi Cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau cho biết: “Hiện toàn tỉnh có tổng đàn lợn khoảng 800.000 con, với 18 trang trại nuôi có quy mô lớn. Đối với những nơi chăn nuôi kiểu trang trại thì không lo, cái đáng lo nhất là nhóm thương lái Trung Quốc vào các vùng nông thôn thu mua, rồi khuyến khích nông dân nuôi loại lợn này”.
Ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau cho rằng, trong khi ngành đang đẩy mạnh “Chương trình cải tạo nạc hóa đàn lợn” của Bộ NNPTNT, thì sự xuất hiện của nhóm thương lái Trung Quốc trước đó chuyên lùng mua lợn loại siêu mỡ là điều hết sức bất thường và đáng quan ngại.
Ông Nguyễn Văn Tranh - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Cà Mau cho biết: “Sở đã có văn bản gửi Phòng Kinh tế, Phòng NNPTNT các huyện trên địa bàn tăng cường kiểm tra, nắm thông tin về việc thương lái Trung Quốc lùng mua lợn có lượng mỡ nhiều để xuất sang nước này, nhằm báo cáo về Sở để có hướng xử lý kịp thời”.
Theo ông Tranh, từ đầu năm 2016 đến nay không ghi nhận thêm trường hợp nào về việc thương lái Trung Quốc lùng mua lợn nhiều mỡ. Tuy nhiên, ngành vẫn tăng cường tuyên truyền và khuyến cao người chăn nuôi không nên vì lợi nhuận trước mắt mà tái đàn loại lợn này.
Related news
Từng là vùng làm ăn phất lên của hàng chục hộ với nghề nuôi cá, sau vụ cá đột ngột chết hàng loạt cách đây 2 tháng, những bè cá trên sông Cái Vừng giờ đây như “chết” hẳn. Hình ảnh còn lại là cảnh đìu hiu, vì phần lớn hộ nuôi đã di dời đi nơi khác, một số phải bán bè trả nợ. Trong khi đó, hàng trăm hộ dân của 3 xã Long Hòa, Phú Lâm, Phú Thạnh (Phú Tân, An Giang) vẫn không đồng tình với kết luận từ ngành chức năng về nguyên nhân dẫn đến cá chết và mong chờ một cuộc điều tra mới để có lời giải đáp thuyết phục hơn.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang dự thảo Pháp lệnh Giống vật nuôi đề xuất quy định về quản lý, bảo tồn nguồn gen giống vật nuôi; nghiên cứu, chọn, tạo và công nhận giống vật nuôi; sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu, những nguyên tắc quản lý chất lượng, quản lý nhà nước về giống vật nuôi.
Những năm qua, xã Hiển Khánh (Vụ Bản, Nam Định) đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại đạt kết quả khá toàn diện. Nhiều trang trại chăn nuôi công nghiệp, bán công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường được phát triển, đã khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, vốn, kỹ thuật… đem lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân trong xã.