Home / Gia súc-Gia cầm / Nhím

Bí kíp quan trọng nhất để nuôi nhím thành công

Bí kíp quan trọng nhất để nuôi nhím thành công
Author: Công Tâm
Publish date: Thursday. February 9th, 2017

Phong trào nuôi nhím thời gian gần đây đang bắt đầu phát triển tại một số địa phương của Khánh Hòa. Tuy nhiên, nhiều hộ nuôi vẫn chưa biết cách chăm sóc dẫn đến thất bại.

Trong ảnh: Trang trại nhím của anh Tân mang lại hiệu quả cao.

Anh Nguyễn Tân (xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, Khánh Hòa) cho biết, do không biết cách chăm sóc và bảo vệ đàn nhím nên gia đình thất bại rất nhiều lần. Qua nhiều năm anh đã đúc kết được kinh nghiệm, khắc phục trong chăn nuôi, nhờ đó mà số lượng nhím trong chuồng không ngừng tăng lên.

Đầu năm 2013, gia đình anh Nguyễn Tân bắt đầu đầu tư 15 triệu đồng mua được 1 cặp nhím. Sau khi thả nuôi một thời gian nhím bắt đầu cho sinh sản nhưng bị một số động vật khác tấn công dẫn đến một số con nhím con trong chuồng bị chết, mất cả chục triệu đồng.

Sau khi tìm hiểu kỹ, anh đã biết nguyên nhân thất bại do cách làm chuồng không đúng quy trình kỹ thuật, nhất là giai đoạn nhím sinh sản. Chuồng cũ thiết kế để một khoảng trống quá rộng, nên nhím chạy nhảy ra ngoài dẫn đến kẻ thù tấn công. Với kinh nghiệm đúc kết của mình anh đã khắc phục và mang lại thành công.

Anh Tân chia sẻ, làm chuồng cho nhím nên xây dựng bằng xi măng. Chuồng thiết kế nửa sáng nửa tối, tránh mưa, nắng nóng và thoáng mát. Bình quân  nuôi  diện tích 1 – 1,5m2/con, mỗi chuồng chừa ra từ 1- 2 ô vuông để thông thoáng, mỗi ô rộng từ 10 – 12cm, cao 5- 7cm, xung quanh chuồng rào lưới B40, chiều cao chuồng 1,5 - 1,8m. Đến nay, anh đã có 15 con nhím, trong đó có 10 con cái, 5 con đực, 4 con cái hiện đang mang thai, trung bình con nhỏ có trọng lượng 3- 7kg, con lớn trọng lượng 10 – 13kg/con.

Chuồng nuôi nhím thiết kế nửa tối, nửa sáng.

Theo anh Tân, nhím là động vật hoang dã, rất dễ nuôi, ít dịch bệnh, mang lại kinh tế cao, đặc biệt rất dễ ăn, thức ăn chủ yếu là dây khoai lang, rau muống, quả chuối, quả đu đủ, lá cải,các loại củ… Nhím thường mang thai trong thời gian khoảng 3 tháng. Trung bình mỗi lứa đẻ từ 1- 3 con/đợt.

Trang trại nuôi của gia đình anh Tân giờ đã có nhiều người đến thăm quan và hỏi mua con giống, nhưng anh quyết định nhân giống với số lượng lớn mới cung cấp cho khách hàng. Anh chia sẻ, người chăn nuôi nhím cần chú trọng hơn vấn đề xây dựng chuồng nuôi đó là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.


Related news

Phối giống nhân tạo tăng năng suất chăn nuôi nhím Phối giống nhân tạo tăng năng suất chăn nuôi nhím

Nhím được 12 -18 tháng tuổi là nông dân có thể chủ động phối giống và sinh sản giúp tăng năng suất, chất lượng trong chăn nuôi nhím.

Thursday. February 9th, 2017
Cách nhân giống nhím Cách nhân giống nhím

Phong trào nuôi nhím đang lan rộng ở nhiều địa phương vì chúng dễ nuôi, ít bị dịch bệnh, thịt nhím là đặc sản, dễ tiêu thụ với giá cao; đầu tư chi phí thấp

Thursday. February 9th, 2017