Bị cuốn nát bàn tay khi xay cỏ cho bò ăn
Ngày 19-10, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết đang điều trị cho ông T.V.T (SN 1968, ngụ huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng) do bị máy xay cỏ cắt nát bàn tay trái.
Ông T. là thương binh, nhà có nuôi 5 con bò. Cách đây vài tháng, ông có mua một chiếc máy xay cỏ để thuận tiện hơn trong việc chăn nuôi.
Ông T. cho biết khi trời nhá nhem tối, ông cắm điện và cho cỏ vào máy xay cỏ cho bò ăn. Sau khi rút điện ông cho tay vào máng vét số cỏ thừa ra khỏi máy.
Tuy nhiên, do máy còn quay nên đã cuốn bàn tay trái ông vào bên trong và cắt nát phần mu bàn tay.
Ông T. được người nhà chuyển đến bệnh viện địa phương sau đó đưa xuống Bệnh viện Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị.
Mặc dù các bác sĩ đã cố gắng nhưng do vết thương quá nặng, phần bị cắt nham nhở nên bàn tay trái của ông không thể phục hồi.
Được biết, bệnh viện tiếp nhận rất nhiều trường hợp bị máy xay cỏ, máy xay lúa, xay thịt cắt nát bàn tay do sơ suất nhỏ
. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người dân phải hết sức cẩn thận khi sử dụng các loại máy này, đồng thời phải chờ máy dừng hẳn mới thao tác bên trong.
Related news
Lúa đông xuân đang sinh trưởng và phát triển khá tốt. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm hiện nay là sâu bệnh đang có chiều hướng phát sinh trên diện rộng và lây lan nhanh.
Một thời, cây quế Trà My là “cây vàng cây bạc” của người dân Quảng Nam. Thế nhưng, do phát triển ồ ạt cây quế lai tại vùng này nên 10 năm qua, cây quế Trà My trở thành... củi. Gần đây, người dân và chính quyền đã nhân lại giống với kỳ vọng tìm lại hương quế Trà My một thời.
Đề án Tái cơ cấu ngành chăn nuôi đã được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT phê duyệt tại Quyết định 984/QĐ-BNN-CN ngày 9/5/2014.
Chiều ngày 27/4, Chi cục Thú Y tỉnh đã lập biên bản xử phạt Lê Kim Quang (trú tại Tân Ninh, Tân Thạnh, Long An) khi ông này đang bán giống gà Đông Tảo giả tại địa bàn xã Phú Thượng (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế).
Vài năm lại đây, nghề nuôi vịt biển phát triển, đem lại nguồn thu lớn cho người chăn nuôi ở một số địa phương ven biển. Vịt biển là loại thủy cầm có giá trị kinh tế cao, chịu dịch bệnh tốt, thích nghi môi trường nước ngọt, mặn và lợ. Loài này không cần đầu tư nhiều, có thể tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên giàu dưỡng chất, tỷ lệ đẻ trứng cao.