Giải pháp kỹ thuật đối phó với tình hình hạn, mặn trong nuôi thủy sản - Phần 2 (Phần cuối)
Đối với nghêu nuôi thương phẩm
Chỉ nuôi trong vùng có điều kiện môi trường thích hợp cho sinh trưởng và phát triển như: Gần cửa sông (bổ sung dinh dưỡng), bằng phẳng, độ dốc thấp và ít sóng gió, thời gian phơi bãi không quá 4 – 5 giờ/ngày; độ mặn thích hợp từ 15 – 25 phần ngàn…
Khuyến cáo người dân không nên thả giống vào thời điểm thời tiết không thuận lợi từ tháng 1 – 3 âm lịch.
Mật độ thả giống từ 180 – 200 con/m2; cỡ giống nuôi từ 400 – 600 con/kg.
Theo dõi tình hình biến động của thời tiết và môi trường nước (nhiệt độ, độ mặn…), mật độ và tình hình sức khỏe theo từng vùng, từng khu vực, nhằm sớm phát hiện các biến động bất thường để có giải pháp phù hợp như:
San thưa (chỉ san thưa khi cần thiết, thực hiện khi lúc thủy triều xuống và hoàn thành trước khi phơi bãi), không thực hiện lúc bãi khô hoặc nhiệt độ cao, di dời đến vùng an toàn hoặc thu hoạch khi đạt kích thước thương phẩm, nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra, nên thu trước tháng 01 âm lịch hàng năm.
Có biện pháp khai thông các vùng động nước để tránh hiện tượng đọng nước cục bộ, gây nhiệt độ tăng cao vào buổi trưa làm nghêu chết.
Nếu phát hiện nghêu chết trên bãi, lập tức thu gom để tránh ảnh hưởng sang các cá thể còn sống.
Một số đối tượng nuôi nước ngọt
Chủ động lấy nước ngọt vào ao chứa để dự trữ đồng thời giám sát, chỉ đạo và hướng dẫn người nuôi có kế hoạch thả giống phù hợp, không nên thả giống vào thời điểm khô hạn và bị xâm nhập mặn.
Theo dõi, quản lý môi trường ao nuôi chặt chẽ, đặc biệt là quản lý thức ăn, trong khẩu phần ăn cần bổ sung thêm các Vitamin, khoáng chất… để tăng cường sức đề kháng.
Tăng cường sử dụng chế phẩm vi sinh nhằm cải thiện chất lượng nước, góp phần hạn chế việc thay nước thường xuyên.
Đối với cá tra và cá lăng nha, khi độ mặn tăng cao trên 8 phần ngàn và kéo dài 5 – 7 ngày, thì có kế hoạch tiến hành di dời cá nuôi đến vùng nuôi an toàn.
Đối với cá rô phi và điêu hồng nuôi bè, khi độ mặn trên 30/00 cần di dời bè vào hệ thống các ao đất nhằm giảm thiệt hại có thể xảy ra.
Đối với mọi loài thủy sản, cần chủ động thu hoạch nếu thủy sản nuôi đạt kích thước thương phẩm ngay khi thiếu nước, hạn hán và xâm nhập mặn xảy ra.
Related news
Vào giai đoạn giao mùa như hiện nay, tôm nuôi bắt đầu bước vào giai đoạn xuất hiện bệnh đốm trắng.
Các trường hợp bệnh đốm trắng trên tôm nuôi - Phần 2 (Phần cuối)
Để giảm thiểu các tác động tiêu cực cho sản xuất, người nuôi cần thực hiện các giải pháp kỹ thuật như sau: