Bệnh tiêu điên và cách phòng trừ
Ở Việt Nam, bệnh tiêu điên khá phổ biến ở các vùng trồng tiêu nhiều năm, đặc biệt là ở những vùng trồng nhiều loại cây trồng cũng là ký chủ của bệnh.
Tác nhân gây bệnh: Bệnh tiêu điên là do một số loài virus gây ra.
Chẳng hạn, virus từ thuốc lá (TMV), từ họ bầu bí (CMV)...
Tuỳ loài virus mà con đường lan truyền khác nhau.
Cách lan truyền bệnh: Do tác nhân gây bệnh là do virus, cho nên phải có các vector truyền bệnh (vật trung gian mang và truyền bệnh) thì bệnh mới được phát tán.
Các vector như rệp (Aphid), bọ phấn trắng (Bemisia tabaci), bọ trĩ (Thrips), một số sâu miệng nhai, bọ cánh cứng và con người…
Các côn trùng, sâu bọ mang virus từ cây bệnh rồi gieo rắc sang cây khoẻ.
Con người gây ra các vết thương cơ giới trên cây lúc trồng và chăm sóc, làm virus thâm nhập cây, hoặc virus có thể lây lan qua hom giống (lấy cây đã bị bệnh làm giống), lây qua dụng cụ làm vườn.
Virus cũng có thể lây truyền từ các cây trồng là ký chủ của bệnh như cây họ bầu bí, dưa, thuốc lá...
Ngoài ra, bệnh còn được lây truyền từ các cây ký chủ khác như cỏ dại, cây hoang dại…
Triệu chứng: Tùy loài virus, tuỳ giống tiêu, tuỳ cường độ ánh sáng và nhiệt độ, tùy giai đoạn cây bị nhiễm virus mà thời gian phát bệnh, triệu chứng và tác hại sẽ khác nhau.
Thông thường, khi bị nhiễm virus thì cây sinh trưởng và phát triển đều kém.
Lá có thể bị nhỏ, bị nhăn nheo, biến dạng và thường bị khảm (trên cùng một lá có những vùng màu sáng - tối khác nhau, hoặc màu vàng - xanh lẫn lộn).
Khi một cây bị nhiễm nhiều loài virus thì triệu chứng hỗn hợp và phức tạp.
Nhiều khi triệu chứng trên lá giống như bị dính thuốc cỏ hoặc bị thiếu vi lượng.
Tác hại: Khi cây bị nhiễm virus càng sớm (từ khi cây mới trồng) thì thời gian ủ bệnh càng ngắn và cây phát bệnh càng sớm.
Khi cây đã lớn, được chăm sóc tốt thì sức đề kháng cao hơn, nên cây phát bệnh muộn hơn.
Cây phát bệnh càng sớm thì tác hại càng lớn, thậm chí không cho thu hoạch.
Cây bị bệnh thường lá bị nhỏ, giảm diệp lục, lá biến dạng nên khả năng quang hợp giảm, vì vậy làm giảm năng suất.
Trên những giống kháng, nếu cây đã bị truyền virus, dù không thể hiện triệu chứng bệnh, nhưng cây vẫn âm thầm mang virus và vẫn có khả năng lây truyền sang cây khác khi có điều kiện.
Phòng trừ: Bệnh do virus gây ra nên hiện chưa có thuốc đặc trị.
Tuy nhiên, chúng ta có thể quản lý bệnh một cách hữu hiệu bằng cách quản lý con đường lây lan.
Để quản lý được bệnh, chúng ta phải áp dụng đồng thời nhiều biện pháp mới có được kết quả:
Vệ sinh tàn dư cây trồng như cà chua, thuốc lá, cây họ bầu bí, khoai tây và các loài cỏ dại quanh vườn.
Sử dụng giống sạch bệnh (lấy giống tại cơ sở tin cậy).
Nhổ và tiêu huỷ các cây bị bệnh, trồng thay thế bằng cây sạch bệnh.
Tránh bón thừa phân đạm, tăng cường các loại vi lượng bằng cách sử dụng phân bón lá Poly Feed 19-19-19 để tăng khả năng chống chịu sâu, bệnh.
Sử dụng Saburan 10GR để bón vào đất, nhằm diệt tuyến trùng và các loại côn trùng gây thương tổn rễ sống trong đất.
Theo dõi thật chặt chẽ mật độ các loại sâu chích hút, đặc biệt là rệp và bọ phấn trắng, để phòng trừ giai đoạn mùa khô, nhất là tiêu mới trồng.
Hiện nay, thuốc phổ biến và có hiệu lực đối với các loại sâu chích hút là dầu khoáng SK Enspray 99EC.
Đây là loại thuốc hoàn toàn không độc với người và gia súc, nó diệt sâu qua cơ chế làm sâu ngạt thở mà chết.
Bà con nông dân thường phối hợp dầu khoáng SK với các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như Comda Gold 5WG, với liều lượng giảm đi một nửa so với khuyến cáo, để phòng trừ.
Vận động nhau cùng phòng trừ đồng loạt các loại sâu chích hút trong mùa khô để khỏi lây lan lẫn nhau.
Related news
Ngày 24/6, Viện Nghiên cứu ngô đã 4 ký hợp đồng chuyển giao và chuyển nhượng quyền phân phối 4 giống ngô do Viện Nghiên cứu cho một số DN.
Ngày 26/6, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ra quyết định hủy bỏ điều 4 của bản quy định quản lý sản xuất và kinh doanh giống rau, hoa trên địa bàn tỉnh được ban hành kèm theo Quyết định số 03/2011/QĐUB ngày 25/1/2011 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Cùng với các tổ chức, doanh nghiệp và người kinh doanh ở khắp nơi trong cả nước về huyện Lục Ngạn thu mua vải thiều thì sự có mặt của hàng trăm thương nhân Trung Quốc đã góp phần cho vải thiều Lục Ngạn được tiêu thụ nhanh chóng, thuận lợi.
Mục tiêu ứng dụng các biện pháp cơ giới để khắc phục tình hình thiếu lao động nông thôn trong sản xuất nông nghiệp nói chung và trong việc trồng chanh đang phát triển khá mạnh hiện nay là vấn đề rất bức xúc, anh Trần Văn Nhung đã cất công nghiên cứu sản xuất thiết bị sàng phân loại chanh và đến nay đã được đông đảo các cơ sở thu mua chanh đặt hàng.
Hiện Trung tâm Giống nông nghiệp tỉnh Cà Mau đã tổ chức gây nuôi, nhân giống để cung cấp giống gà con tốt cho người chăn nuôi có nhu cầu và tiếp tục chọn tạo để lưu giữ và hình thành lại giống “gà Tàu vàng có thương hiệu”. Qua đó, đáp ứng tốt những tính chất của gà Tàu vàng trước đây, nhằm phục vụ ngành chăn nuôi gia cầm của địa phương, cung ứng thực phẩm ngon hợp thị hiếu người tiêu dùng địa phương và du khách.