Bệnh Thường Gặp Trên Tôm
Tôm hiện là một trong những loài thủy sản nuôi nhiều nhất và đem lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công cũng không ít nông dân phải lao đao vì tôm mắc bệnh. Để giúp bà con phòng tránh những hiểm họa trong nuôi tôm, chúng tôi xin giới thiệu một số bệnh và đưa ra cách phòng tránh chung giúp bà con phần nào hạn chế những thiệt hại có thể xảy ra.
1/ Bệnh viêm ruột, xuất huyết đường ruột và hoại tử
Nguyên nhân: Tôm bị nhiễm trùng và thiếu dinh dưỡng, thiếu vitamin C. Ngoài ra cũng có thể do tôm bị ngộ độc khí, kim loại nặng hoặc do các yếu tố môi trường xấu (hàm lượng oxy, nồng độ muối thấp, nhiệt độ nước ao thay đổi đột ngột, trong nước ao nuôi có độc tố do một số tảo tiết ra khi vào ruột tôm làm tấy đỏ thành ruột và ức chế chức năng gan tụy).
Dấu hiệu: Bệnh xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển từ tôm giống đến trưởng thành làm cho tôm mất khả năng thấm lọc ruột dẫn đến hấp thụ dinh dưỡng kém rồi tử vong. Đối với tôm bị bệnh thường lờ đờ, vỏ có màu xanh nhạt, dưới vỏ có nhiều đốm màu nâu, hơi vàng. Khả năng tiêu hóa của ruột và gan tụy giảm sút nghiêm trọng làm tôm giảm ăn, chậm lớn, dễ bị sốc. Trong ruột tôm có nhiều vi sinh vật tạp khuẩn.
Phòng bệnh: Nên sử dụng chế phẩm sinh học để tăng cường đường tiêu hóa, tạo khả năng cho ruột tôm hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng, đồng thời làm sạch đáy ao, giảm thiểu các khí độc và độc tố do môi trường bị ô nhiễm.
Sử dụng chế phẩm ES-22 Imm Build để tăng cường sức đề kháng cho tôm. Đối với tôm thịt ngay sau khi thả post xuống ao nuôi, rắc khoảng 50-100gam ES-22 (ngày 2 lần) lên mặt ao nuôi có diện tích 1.000m2. Từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 trộn 200g (0,2%) với 100kg thức ăn để cho tôm ăn hàng ngày. Từ 1tháng tuổi đến khi thu hoạch trộn 100g (0,1%) với 100kg thức ăn để cho tôm ăn hàng ngày.
2/ Bệnh phát sáng
Dấu hiệu: Xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm. Bệnh này có thể gây ra hiện tượng tôm bị mòn đuôi, cụt râu.
Phòng bệnh: Giữ nền đáy sạch trong suốt quá trình ương nuôi, dùng men vi sinh 3 lần/tháng (loại Actizymen hay loại BRF-2) tăng cường sục khí để tăng oxy hòa tan và đồng đều ôxy giữa các tầng nước, tránh hiện tượng tảo tàn. Có thể dùng đường cát bón xuống ao (1-3ppm) để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn phát sáng.
Giảm độ mặn nước ao xuống dưới 20%0 có thể giảm sự phát triển của vi khuẩn phát sáng
Dùng BKC phun xuống ao để diệt vi khuẩn phát sáng tồn tại trong ao với nồng độ 0,1-0,5ppm.
3/ Bệnh đốm nâu:
Bệnh thường xảy ra sau khi nuôi 2-3 tháng trở đi, trên cơ thể tôm xuất hiện các đốm màu nâu và sau đó chuyển sang màu đen. Khi nhiễm bệnh, thường xuất hiện ăn mòn các phần phụ như đuôi, chân bụng, râu, trên thân tôm.
Tôm bị bệnh sẽ rất yếu, hoạt động chậm chạp, con bị nặng sẽ chết. Tác nhân gây ra bệnh chủ yếu do vi khuẩn Aeromonas.
Phòng trị: Khi tôm bị bệnh thay dần nước ao. Kiểm soát phòng ngừa bênh đốm nâu bao gồm: cải thiện môi trường nuôi thông qua sự chăm sóc, quản lý và đầy đủ dinh dưỡng, đáy ao phải bằng phẳng, tăng cường tác ẩn cho tôm, hạn chế tối đa sự tụ tập của tôm chống hiện tượng ăn thịt lẫn nhau bằng cách cung cấp đầy đủ thức ăn và giữ cho chất lượng nước ao luôn tốt.
4/ Bệnh đỏ toàn thân
Nguyên nhân: Có thể do các chất độc từ các vi sinh vật hay do nhiễm vi khuẩn. Cho tôm ăn thức ăn có tạp hôi thối lâu ngày là nguyên nhân gây bệnh. Các vi khuẩn gây độc và gây bệnh này trú ở gần gan tụy của tôm. Các loại tôm đều mắc bệnh này. Bệnh xảy ra ở tất cả các giai đoạn nhưng phổ biến ở tôm giống và tôm trưởng thành.
Bệnh lý được biểu hiện qua những giai đoạn khác nhau, tôm mới nhiễm bệnh có màu vàng hơi xanh, tập tính bình thường. Giai đoạn tiếp theo, tôm trở nên có màu đỏ từ mang, các đầu chân, và sau đến toàn bộ cơ thể. Giai đoạn nặng, sắc tố bình thường của tôm bị mất hoàn toàn. Trên đầu ngực của tôm có nhiều chất dịch nhờn, rất tanh và hôi thối. Gan tụy bị phá hủy và có màu vàng nhợt nhạt không bình thường. Tôm bệnh chết hàng loạt.
Phòng bệnh: Không cho tôm ăn thức ăn tươi sống quá dư thừa. Chuẩn bị ao kỹ trước khi nuôi và quản lý chất lượng nước ao tốt để hạn chế bệnh xảy ra.
5/ Bệnh thân đỏ đốm trắng (SEMBV):
Ðây là loại dịch bệnh gây thiệt hại nghiêm trọng cho nghề tôm sú.Loại bệnh này được phát hiện từ năm1992- 1993 ở vùng Ðông bắc châu Á và đến nay đã lây lan sang nhiều nước trên thế giới: Thái lan,Indonesia, Ấn độ, Ðài loan,Việt nam, các nướcTrung mỹ.....Bệnh thân đỏ đốm trắng có thể xảy ra ở tất cả các giai đoạn phát triển của tôm , tuy nhiên bệnh thường gây chết nhiều nhất ở giai đoạn tôm nuôi từ 30 -65 ngày tuổi nhất là sau các lần lột xác tôm dễ mẫn cảm với tác nhân gây bệnh.
* Tác nhân gây bệnh:
Bệnh thân đỏ đốm trắng là do một loại virus có tên khoa học viết tắt là SEMBV gây ra. Virus này cảm nhiễm ở các mô có nguồn gốc trung bì và ngoại bì như : Mang , lớp biểu mô của vỏ , thần kinh , dạ dày và một số cơ quan khác.Khi xâm nhập vào cơ thể tôm sẽ lan ra các bộ phận khác của cơ thể , khi chúng xâm nhập được vào tế bào sẽ xâm nhập tiếp vào nhân và phát triển về số lượng rất nhanh làm cho kích cỡ của nhân to ra ta thấy rõ qua kính hiển vi. Khi virus phát triển đến một mức độ nào đó nó sẽ giết chết tế bào và virus sẽ bung cùng với tế bào ra khỏi cơ thể tôm lan truyền ra nguồn nước , khi gặp tôm khỏe khác lại tiếp tục xâm nhập và cứ thế tiếp diễn.
Nếu virus không xâm nhập được vào tế bào của tôm thì nó sẽ chết vì nó chỉ sống được tự do trong môi trường nước 4 ngày. Virus này sống và tồn tại được trong môi trường nước ngọt và mặn do đó tôm nuôi ở các độ mặn khác nhau từ 5 - 40%o đều cảm nhiễm virus và gây bệnh. Như thế cho thấy rằng virus này có khả năng gây bệnh cho tôm ở bất cứ ao nuôi tôm nào. Ðiều tệ hại hơn virus loại này không chỉ gây bệnh cho tôm sú mà còn gây bệnh cho tất cả các loại tôm, cua biển kể cả tép nước ngọt do đó mà chúng thường xuyên tồn tại trong môi trường nước. Ngoài ra trên cơ thể những con tôm bệnh thân đỏ đốm trắng còn bị nhiễm các tác nhân cơ hội khác như : Vi khuẩn, nấm , nguyên sinh động vật( Protozoa)......
* Dấu hiệu của bệnh:
Khi bệnh thân đó đốm trắng xuất hiện ở tôm sú thường có những dấu hiệu như sau:
- Có từ ít đến nhiều con tôm yếu dạt vào bờ.- Trên thân tôm xuất hiện các đốm trắng tròn, to nhỏ khác nhau nằm dưới lớp vỏ kitin ở phần đầu ngực và vỏ các đốt bụng. Cũng có một số ít trường hợp tôm bị bệnh này nhưng không có đốm trắng.
- Màu sắc tôm chuyển sang màu hồng tối hoặc nhợt nhạt.
- Khả năng tiêu hoá thức ăn bị giảm sút nghiêm trọng, đa phần các con tôm dạt bờ đều không ăn.
- Tôm chết từ rải rác tới hàng loạt, có thể chết cả ao trong vòng 5 - 7 ngày , đặc biệt chết nhiều sau khi lột xác.
Kết quả kiểm tra mô học cho thấy nhân ở tế bào bị cảm nhiễm phình to chiếm chỗ cả nguyên sinh chất.
* Biện pháp ngăn ngừa:
Khi phát hiện trong ao nuôi có dấu hiệu bệnh thân đỏ đốm trắng , biện pháp trị bệnh gần như không có , việc làm được chỉ có thể ngăn chặn tránh lây lan sang ao tôm khác.
Ðối với bệnh thân đỏ đốm trắng , biện pháp ngăn ngừa là chính. Việc ngăn ngừa bệnh này phải ngăn chặn triệt để cả 2 con đường lây lan:
-Ao trước khi đưa vào nuôi phải được dọn kỹ , nạo vét sạch bùn đáy, phơi nắng đáy ao , tiêu diệt toàn bộ các ký chủ trung gian mang mầm bệnh như : Cua, Ghẹ, Tôm, Tép.
-Chọn giống tốt không nhiễm virus SEMBV bằng máy PCR
-Thực hiện nuôi tôm đúng vụ , không thả nuôi trong các thời điểm nhiệt độ thấp, thời tiết có nhiều biến động.
-Ao nuôi phải rào lưới xung quanh ngăn chặn cua , còng bò vào ao, phải có ao chứa lắng xử lý nước trước khi cấp sang ao nuôi.
-Sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, không sử dụng thức ăn tự chế biến , thức ăn tươi dễ lây lan mầm bệnh.
-Trường hợp ao nuôi đã nhiễm bệnh nếu tôm đạt kích cỡ thương phẩm nên thu hoạch ngay, sau đó dùng hóa chất xử lý nước trong ao trước khi tháo ra môi trường
6/ Bệnh Còi - MBV (Monodon Baculovirus)
* Tác nhân gây bệnh :
Bệnh MBV gây ra trên tôm bỡi một loại virus thuộc giống Baculovirus, thuộc nhóm virus có hình thể ẩn trong nhân tế bào mà nó cảm nhiễm.
* Dấu hiệu bệnh :
Bệnh MBV có thể cảm nhiễm ở nhiều giai đoạn phát triển của tôm. Bệnh MBV không phải chỉ phụ thuộc vào mức độ cảm nhiễm cao hay thấp ma ?òn phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường ao nuôi.
-Nếu tôm giống thả nuôi có mức độ nhiễm MBV cao thì có thể gây chết hàng loạt trong hai tuần đầu , nếu không gây chết loại virus này cũng làm tôm mẫn cảm hơn với các tác nhân khác nên tôm nuôi thường hay bị còi cọc, chậm lớn và thường xuất hiện các dấu hiệu khác như : đen mang, cụt râu,đỏ thân.
- Một dấu hiệu bệnh lý đặc trưng của những con tôm bị nhiễm MBV là sự tồn tại các thể ẩn hình cầu trong nhân tế bào gan, nhờ vậy có thể phát hiện được dễ dàng bệnh này dưới kính hiển vi.
* Biện pháp phòng bệnh MBV:
Khác với các loại virus khác , virus MBV có khả năng tồn tại lâu dưới đáy ao chờ cơ hội xâm nhập vào cơ thể tôm. MBV có khả năng chịu đựng khá tốt với các chất sát trùng như : Chlorine, BKC. nhưng lại mất khả năng cảm nhiễm rất nhanh dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời.
Các biện pháp ngăn ngừa bệnh MBV như sau :
- Khi chọn giống cần kiểm tra giống không nhiễm bệnh MBV.
- Thực hiện tốt phương pháp tẩy dọn ao, phơi nắng đáy ao.- Quản lý môi trường ao nuôi ổn định là biện pháp hữu hiệu nhất có tác dụng giảm thiểu tác hại của MBV và các tác nhân khác.
7/ Bệnh đầu vàng - (Yellow head diseases)
* Tác nhân gây bệnh:
Gây bệnh đầu vàng trên tôm nuôi là loại virus có tên Rhabdovirus. Ðây là loài virus có nhân ARN. Virus này có thể ký sinh ở nhiều nội quan khác nhau của tôm như : Gan tụy, mang, máu, dạ dày..Ngoài ra , tôm bị bệnh đầu vàng còn có khả năng bị cảm nhiễm một số tác nhân cơ hội khác như: Vi khuẩn , nguyên sinh động vật..
*Dấu hiệu bệnh lý:
Khi tôm bị bệnh đầu vàng , thường có dấu hiệu sau:
-Bệnh có dấu hiệu rất đặc thù là tôm nuôi đột nhiên tiêu thụ thức ăn mạnh hơn bình thường trong vài ngày liên tiếp. Sau đó bỏ ăn hoàn toàn.
-Tôm bị bệnh lờ đờ , bắt đầu dạt vào bờ ao. Màu sắc của tôm trở nên nhợt nhạt, phần đầu ngực có màu vàng do gan tụy và mang tôm chuyển sang màu vàng , giáp đầu ngực bị phồng , mang tiết dịch có mùi hôi.
-Sau 2-3ngày kể từ khi có hiện tượng dạt bờ , tôm bắt đầu chết. Sau 5-7ngày có khả năng chết toàn bộ tôm trong ao.
Qua kết quả kiểm tra mô học cho thấy tại các cơ quan bị nhiễm virus , các tổ chức tế bào có sự thay đổi bất bình thường : Nhân tế bào bị nhăn nhúm , phát triển không bình thường, có sự tồn tại của thể vùi nằm trong nguyên sinh chất.
-Bệnh thường xảy ra ở tôm trong ao nuôi trong giai đoạn 40-60 ngày tuổi
-Bệnh này thường xuất hiện trong hệ thống nuôi thâm canh và bán thâm canh trong điều kiện môi trường ao nuôi bị biến động và bị ô nhiễm.
-Nhiều nhà khoa học trên thế giới đãnhận định: bệnh đầu vàng( YHVD) là nguyên nhân gây nên sự thất bại của ngành công nghiệp nuôi tômở Ðài loan năm 1997-1998. Ở Việt nam , Trường Ðại học Thủy sản Nha trang cho biết dịch bệnh đầu vàng đã xuất hiện ở các tỉnh ven biển miền Trung: Bình định, Phú yên..
*Biện pháp phòng bệnh:
-Giữ cho môi trường ao nuôi ổn định tránh gây sốc cho tôm nuôi Tăng cường hoạt động của các thiết bị cung cấp oxy cho ao nuôi hạn chế hàm lượng khí độc ( NH3 , H2S, CH4)
-Nên áp dụng các mô hình nuôi tôm tiên tiến và trong điều kiện hiện nay bà con không nên thả tôm mật độ cao(.>40con/m2)
Related news
Bệnh đóng rong trên tôm nước lợ do động vật nguyên sinh, vi khuẩn dạng sợi, tảo bám, vi nấm... Mặc dù không gây ra tình trạng tôm chết hàng loạt
Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc về cách nhận biết các bệnh thường gặp ở tôm sú.
Ngoài khả năng cải thiện chất lượng nước ao nuôi thì mới đây, rong sụn được biết đến với vai trò nguyên liệu tiềm năng giúp tôm kháng lại chủng vi khuẩn Vibria.
Kiểm soát tốt các yếu tố môi trường trong ao vô cùng quan trọng. Bởi đây là yếu tố quyết định đến sinh trưởng, phát triển, cũng như khả năng đề kháng bệnh tôm.
Để sản xuất con giống có chất lượng tốt nhất, các cơ sở cần tuân thủ đúng quy trình và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp an toàn sinh học.