Bệnh thường gặp trên cá bống bớp
1/ Bệnh trùng bánh xe
Tác nhân gây bệnh: Họ trùng bánh xe Trichodinidae có nhiều giống, nhưng ở Việt Nam thường gặp các loài thuộc 3 giống trên ký sinh ở cá nước ngọt, nước mặn, lưỡng thể và bò sát. Cá bống bớp gặp giống trùng bánh xe Trichodina sp.
Hình 1: Trùng bánh xe ký sinh trên da cá bống bớp
Dấu hiệu bệnh lý: Khi mới mắc bệnh, trên thân cá có nhiều nhớt màu hơi trắng đục, ở dưới nước thấy rõ hơn so khi bắt cá lên cạn. Da cá chuyển màu xám, cá cảm thấy ngứa ngáy, thường nổi từng đàn lên mặt nước, riêng cá tra giống thường nhô hẳn đầu lên mặt nước và lắc mạnh, người nuôi cá gọi là bệnh “lắc đầu”. Một số con tách đàn bơi quanh bờ ao. Khi bệnh nặng trùng ký sinh ở mang, phá hủy các tơ mang khiến cá bị ngạt thở, những con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng. Cá bơi lội lung tung không định hướng. Sau hết cá lật bụng mấy vòng, chìm xuống đáy ao và chết.
Phân bố và lan truyền bệnh: Bệnh gây thiệt hại lớn cho các cơ sở ương nuôi cá bống bớp giống. Trùng bánh xe phân bố rộng. Theo Bùi Quang Tề (2001, 2007) bệnh này gây tác hại chủ yếu cho cá hương, cá giống ở Việt Nam. Bệnh phát sinh rộng trên nhiều loài cá khác nhau: các loài cá nước ngọt và cá nước lợ mặn. Trong các ao, bể ương nuôi cá bệnh phát triển quanh năm nhưng phổ biến nhất vào mùa xuân, đầu hạ và mùa thu ở miền Bắc, vào mùa mưa ở miền Nam (mùa khô ít gặp hơn).
Chẩn đoán bệnh: Quan sát các dấu hiệu bệnh lý (triệu chứng) của đàn cá trong ao. Bắt cá kiểm tra nhớt, da, vây, mang dưới kính hiển vi, xác định tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm trùng bánh xe.
Biện pháp phòng trị bệnh: Biện pháp tốt nhất phòng bệnh trùng bánh xe là giữ gìn vệ sinh cho các ao hồ nuôi cá, nhất là ao ương. Trước khi ương nuôi phải tẩy vôi, tiêu độc ao. Mật độ cá không nên thả quá dày.
2/ Bệnh đỉa
Hình 2: A - Đỉa cá bống bớp (Oceanobdella sexoculata); B - Đỉa ký sinh trên cá bống bớp ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định (Bùi Quang Tề, 2006)
Tác nhân gây bệnh: Loài Oceanobdella sexoculata (Malm, 1963). Cơ thể có hình trụ, chiều dài 7 - 12 mm, rộng 1 mm, màu sắc màu nâu đỏ. Có 12 đôi hậu môn bên, có 3 đôi mắt. (hình 2A).
Dấu hiệu bệnh lý: Đỉa ký sinh trên nắp mang, trên mang và da cá; hút chất dinh dưỡng (hình 2B). Nơi tổ chức vật chủ có ký sinh bị phá hoại, vật chủ bị mất máu, ảnh hưởng đến sinh trưởng. Lúc nghiêm trọng làm cho hô hấp của ký chủ khó khăn, cơ thể mất nhiều máu làm cho cá chết.
Phân bố và lan truyền bệnh: Đỉa Oceanobdella phát triển mạnh vào mùa khô ít mưa, vùng nuôi nước lợ và nuôi lồng biển. Chúng gây thành bệnh làm chết cá bống bớp nuôi ở huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định và Q. Đồ Sơn, TP Hải Phòng (Bùi Quang Tề, 2006).
Chẩn đoán bệnh: Đỉa gây bệnh có thể quan sát bằng mắt thường da, mang, vây của cá hoặc có thể dùng kính lúp cầm tay.
Biện pháp phòng trị bệnh
- Phòng bệnh: Không để độ mặn trong các nuôi tăng cao.
- Trị bệnh: dùng Formalin tắm cho cá bệnh lồng độ 200 - 300 ppm (200 - 300 ml Formalin/m3) thời gian 15 - 30 phút hoặc phun xuống ao nồng độ 10 - 20 ppm (10 - 20 ml/m3). Hoặc dùng TCCA (VICATO) phun xuống ao nuôi cá nồng độ 0,5 - 0,8 ppm (0,5 - 0,8 g/m3) hoặc treo trong lồng nuôi cá.
Related news
Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt với đối tượng nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú trong mô hình nuôi thâm canh hay bán thâm canh thì hàm lượng ôxy hòa tan
Vôi có tác dụng trung hóa a xít và nâng cao pH của đất và nước ao. Vôi cũng phản ứng với khí Carbonic(CO2) để thành lập Bicrabonate (HCO3_) và phóng thích Canxi
Nguồn khí carbonic (CO2) trong ao nuôi thủy sản chủ yếu sinh ra từ hoạt động hô hấp của sinh vật và tảo, ngoài ra quá trình phân giải chất hữu cơ cũng tạo ra