Ôxy hòa tan: Yếu tố cho vụ nuôi thành công
Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt với đối tượng nuôi tôm thẻ chân trắng và tôm sú trong mô hình nuôi thâm canh hay bán thâm canh thì hàm lượng ôxy hòa tan trong nước là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định đến năng suất và ảnh hướng rất lớn đến chất lượng nước trong suốt quá trình nuôi tôm.
Hàm lượng ôxy hòa tan của nước ao nuôi phụ thuộc nhiều yếu tố
Khi mật độ nước lớn hơn 40 con/m2, người nuôi tôm bắt buộc phải sử dụng quạt nước hoặc thiết bị sục khí. Khi mật độ thả càng cao thì số lượng giàn quạt nước cũng như công suất hoạt động của chúng càng lớn. Số liệu thống kê của Skretting Vietnam cho thấy, để đảm bảo tốt hơn điều kiện nuôi và góp phần kiểm soát dịch bệnh EMS, mức độ đầu tư hệ thống quạt nước đã tăng đáng kể trong năm 2013 cho đến nay. Với mật độ nuôi từ 50 - 75 con/m2, tốc độ tăng trưởng của tôm có thể gấp đôi khi công suất của hệ thống quạt nước tăng gấp 2 lần. Trong khi, các ao nuôi có mật độ nuôi cao hơn 150 con/m2, nếu không đầu tư đủ hệ thông cung cấp ôxy thì tốc độ tăng trưởng của tôm nuôi rất kém
Tôm thẻ chân trắng tập trung nhiều ở những điểm giàu ôxy hòa tan trong ao. Vì thế, nếu đầu tư giàn quạt nước hoặc hệ thống sục khí không đạt yêu cầu thì phần diện tích mà tôm sống được sẽ bị thu hẹp lại, đẩy mật độ nuôi lên cao hơn nhiều lần so tính toán và có thể dẫn đến các trục trặc trong quá trình nuôi. Tương tự như thế, nếu thiếu ôxy hòa tan ở khu vực đáy ao tôm sẽ thiếu không gian sống và nguy hiểm hơn là các chất thải hữu cơ phân hủy trong điều kiện yếm khí sẽ tạo ra H2S, rất độc đối với tôm. Trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, hàm lượng ôxy hòa tan cần được duy trì ở mức trên 4 mg/l, lý tưởng là 6 - 8 mg/l một cách ổn định trong toàn bộ khối nước của ao nuôi (Limsuwan, 2008). Nước ao nuôi có đủ hoặc thừa ôxy hòa tan giúp cho các vi sinh vật có lợi phát triển, lấn át bọn có hại hoặc tác nhân gây bệnh.
Hàm lượng ôxy hòa tan của nước ao nuôi phụ thuộc vào mức độ thay nước, lượng thức ăn sử dụng, sự phát triển của tảo và hoạt động của hệ thống sục khí. Các mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh thường ít thay nước. Vì thế công suất của hệ thống quạt nước, sục khí phải đủ mạnh mới có thể kiểm soát được chất lượng nước. Theo Hopkins et al. (1991) mỗi mã lực (còn gọi là sức ngựa hay HP) của hệ thống quạt nước/sục khí chỉ có khả năng “tải” được khoảng 12 - 16 kg thức ăn/ngày. Vì thế, nếu ao nuôi của bạn có lượng thức ăn sử dụng nhiều nhất là 120 kg/ngày thì công suất tối thiểu của hệ thống quạt nước phải là 10 mã lực. Ngoài ra, chúng ta cũng có thể áp dụng quy tắc 1/400, có nghĩa là 1 mã lực của hệ thống quạt nước hoặc sục khí có thể cung cấp đủ ôxy hòa tan cho 400 kg tôm sẽ thu hoạch. Một ao nuôi dự kiến thu 6 tấn sẽ cần hệ thống quạt nước có tổng công suất khoảng 15 mã lực (6.000 kg/400 kg = 15).
Có rất nhiều loại thiết bị giúp làm giàu ôxy hòa tan trong nước mà người nuôi tôm có thể cân nhắc lựa chọn hoặc phối hợp để đạt được hiệu quả mong muốn. Trong số này giàn quạt nước được ưa chuộng nhờ một lúc có thể làm được nhiều chức năng: tăng lượng ôxy hòa tan, tạo dòng chảy, khuấy đảo nước trong ao, giúp thu gom chất thải. Các dạng giàn quạt nước thông dụng nhất là quạt chân vịt và quạt lông nhím.
Để có được hiệu quả cao nhất, các giàn quạt này cần được lắp lệch một góc khoảng 6 - 70 so trục vuông góc với bờ ao. Tốc độ lý tưởng của cánh quạt là 100 - 120 vòng/phút. Cần lưu ý, phần cánh quạt “cắn” xuống nước càng sâu thì khả năng tạo dòng chảy càng lớn nhưng hiệu quả làm giàu ôxy cho nước sẽ giảm. Vì thế, khi lắp đặt cần có sự phối hợp, phân công chức năng giữa các giàn quạt để vừa đủ ôxy vừa tạo được dòng chảy tốt.
Ngoài việc cung cấp con giống tốt, thức ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, thì việc quản lý chất lượng nước là yếu tố quan trọng trong suốt quá trình nuôi, đặc biệt là việc cung cấp đầy đủ hàm lượng ôxy trong ao giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng ôxy của tôm, góp phần giúp đàn tôm ăn nhanh chống lớn, tạo một một trường thuận lợi giúp tôm phát triển khỏe mạnh hơn và tạo nên một vụ mùa thành công. Skretting Việt Nam luôn đồng hành cùng bà con nuôi tôm trên từng chặng đường mới.
(Trích “Thực hành nuôi tôm thẻ chân trắng hiệu quả, bền vững”)
Related news
Mô hình nuôi tôm siêu thâm canh trong hồ nổi theo công nghệ biofloc mang lại hiệu quả kinh tế lớn. Ưu điểm hơn so nuôi tôm siêu thâm canh trong ao đất phủ bạt.
Ở một số ao có nhiều bọt lâu tan khi chạy quạt nước người nuôi cần phải xử lý ngay vì đây là dấu hiệu cho thấy chất lượng nước ao nuôi đã bị suy giảm, tảo chết
Nofima đã nghiên cứu việc sử dụng quang phổ, thông qua dự án Spectec, để cải tiến, phát triển các phương pháp đo nhanh, mới, tốt hơn bằng cách sử dụng ánh sánh