Bệnh Héo Rũ Hại Cà Chua

TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường gây hại trên cây đã trưởng thành hoặc đang mang trái.
Đầu tiên là các lá ngọn bị héo vào buổi trưa, và tươi lại vào buổi chiều mát, sau vài ngày cây bệnh chết hẳn không còn khả năng hồi phục.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nhiều tác nhân gây ra.
Nếu cây chết nhanh và ta quan sát ở gốc nơi mặt đất thấy thân cây tóp nhỏ lại và đôi khi có lớp tơ mỏng màu trắng bao phủ là do nấm Fusarium oxysporum, Fusarium sp. . Các lá già khi cây chết có màu vàng và khô.
Nếu cây chết chậm hơn, quan sát phần gốc cây vẫn bình thường, nhổ cây lên tách phần vỏ ra ta thấy có những sọc đen chạy dọc theo thân là do vi khuẩn Pseudomonas solanacaerum Smith làm nghẽn mạch nhựa.
Triệu chứng héo rũ, vi khuẩn tuôn ra từ mạch nhựa (Nguồn: T.C. Wang, AVRDC )
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Đối với vi khuẩn, nhổ và tiêu hủy cây bị bệnh, dùng vôi bột hoặc Copper zinc 85 WP rãi vào đất nơi cây đã nhổ và trộn đều. Khi cây mới chớm bệnh có thể phun Kasumin 0,2 - 0,5%, Starner 20 WP.
- Đối với nấm nên phát hiện sớm, phun thuốc ngừa hoặc trị bằng Copper B 75 WP, Carban 50 SC,.. với nồng độ 0,2 - 0,4%. Ngoài ra có thể tưới thuốc sinh học Trichoderma
Related news

Mạnh dạn đưa khoa học kỹ thuật tiên tiến vào canh tác, biến “tấc đất” thành “tấc vàng”, bước đầu mang lại thu nhập cao từ mô hình trồng cây cà chua VietGap

Từ việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng cà chua ghép trên gốc cà tím theo quy trình VietGAP, đã có thu nhập cao gấp nhiều lần

Vừa qua, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức hội nghị đầu bờ đánh giá kết quả mô hình trồng cà chua bi xuất khẩu theo hướng VietGap tại xã Mai Sơn, h

Trước thực trạng nhiều diện tích cà chua trên địa bàn tỉnh mắc bệnh xoắn lá, phòng chức năng vừa công bố cách phòng, trừ loại bệnh này trên cây cà chua.

Để quản lý nguồn hạt giống cung ứng cho sản xuất, không để bệnh virus có điều kiện lây lan từ vườn ươm, Chi cục Trồng trọt và BVTV Lâm Đồng đã yêu cầu...