Home / Rau củ quả / Đậu tương

Bệnh Héo Cây Con, Héo Khô

Bệnh Héo Cây Con, Héo Khô
Publish date: Thursday. August 11th, 2011

TRIỆU CHỨNG BỆNH

Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con.

Cây con: cổ thân bị úng và teo tóp lại, cây bị ngã ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó mới héo lại. Bệnh thường tấn công mạnh vào 5-10 ngày sau khi gieo.

Cây lớn: bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều đặn và có màu nâu đỏ, phần bệnh hơi lõm vào, sau đó thân bị nứt ra, lá héo khô rồi rụng dần.

Bệnh được nhận diện dễ dàng nhờ vào dấu hiệu của bệnh, đó là các sợi nấm, hạch nấm của nấm gây bệnh, chúng phát triển ngay trên vết bệnh ở gốc thân, phát triển lan lên thân và vùng đất quanh gốc cây. Rễ bị thối và thường có màu nâu đỏ.

Tuy nhiên, ở ngòai đồng bệnh thường dễ nhầm lẫn với thiệt hại do ruồi đục thân đậu nành (Melanagromyza sojae), có thể phân biệt nhờ vào các dấu hiệu bệnh nêu trên. Bệnh cũng thường xuất hiện cùng lúc với thiệt hại do ruồi đục thân do điều kiện thời tiết nóng và ẩm đều phù hợp cho hai lọai dịch hại này.

TÁC NHÂN GÂY BỆNH

Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn, giai đọan sinh sản hữu tính là Thanatephorus cucumeris thuộc lớp nấm Đãm. Sợi nấm màu trắng, hạch nấm màu trắng lúc mới thành lập, sau đó có màu nâu vàng hoặc nâu đen, hạch nấm hình cầu có bề mặt trơn láng, kích thước 1-2 mm. Đây là hai dạng lưu tồn và lây lan chủ yếu của mầm bệnh.

BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Áp dụng biện pháp Phòng trị bệnh bệnh giống như đối với bệnh cháy nhũn lá, tuy nhiên, khi áp dụng thuốc cần chú ý khử đất và phun thuốc ở gốc thân.


Related news

Bệnh Héo Rũ Bệnh Héo Rũ

Triệu chứng bệnh Bệnh xuất hiện ở cây con và cả cây trưởng thành. các lá dưới thấp bị vàng trước rồi lan dần lên các lá trên, sau cùng cả cây bị vàng héo, lá rụng dần. Rễ bị thối, phát triển kém. Gốc thân có nhiều sợi nấm trắng bao quanh dày đặc. Trong thân, các mô dẫn truyền có màu nâu và có nấm phát triển.

Tuesday. October 29th, 2013
Chăm Sóc Đậu Tương Vụ Đông Chăm Sóc Đậu Tương Vụ Đông

Đến thời điểm này cây đậu tương đông đã được trên dưới 1 tháng (tuỳ theo địa phương, tuỳ theo giống...), hiện đang bước vào giai đoạn chuẩn bị ra hoa, do đó chúng tôi chỉ đề cập đến một số điểm chính trong kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch để bà con tham khảo, áp dụng.

Tuesday. October 29th, 2013
Để Lạc Thu Đông Mọc Đều Để Lạc Thu Đông Mọc Đều

Lạc là cây công nghiệp ngắn ngày, dễ trồng, dễ chăm sóc, có thể gieo trồng được nhiều vụ trong năm nên cho hiệu quả kinh tế cao đồng thời còn là loại cây góp phần cải tạo đất rất tốt vì bộ rễ có nhiều nốt sần có thể tổng hợp được đạm từ không khí kết hợp với lượng chất xanh từ thân, lá là nguồn phân hữu cơ giàu đạm cung cấp thêm cho đất, nhất là với những vùng đất bạc màu.

Monday. August 12th, 2013
Bệnh Cháy Nhũn Lá Bệnh Cháy Nhũn Lá

Bệnh này đã được ghi nhận trên đậu nành trồng ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Đầu tiên, bệnh được ghi nhận ở Philippines vào năm 1918; sau đó, ở Ấn Độ, Mã Lai, Mexico, Puerto Rico, miền nam Trung Quốc, Taiwan và Louisiana. Ở Louisiana, bệnh đã làm giảm 35% năng suất. Ngòai đậu nành, nấm bệnh còn tấn công trên các loài đậu khác, như: đậu xanh (Phaseolus vulgarus), đậu lima (P. limemsis), cowpeas (Vigna spp.), clover (Trifolium spp.), đậu nành hoang (Glycine javanica), v.v..., trên lúa và các loài cỏ dại.

Tuesday. October 29th, 2013
Bệnh Rỉ Bệnh Rỉ

Triệu chứng bệnh Đây là một bệnh rất phổ biến ở các vùng trồng đậu nành, gây hại với các mức độ khác nhau, trên hầu hết các giống đang canh tác. Bệnh có thể xuất hiện trên tất cả các mùa vụ tại Đồng bằng sông Cửu long, nhưng bệnh thường phát triển mạnh vào vụ Hè Thu, khi có mưa nhiều, lớp không khí ở mặt đất có độ ẩm cao. Bệnh thường nặng ở các ruộng đậu nành xen canh với bắp.

Tuesday. October 29th, 2013