Bệnh Đốm Nâu Ở Tôm Càng Xanh
Bệnh đốm nâu là bệnh của tôm càng xanh, xuất hiện quanh năm và tấn công vào tôm ấu trùng đến tôm trưởng thành. Nhưng khi bị bệnh thì tỷ lệ hao hụt của tôm ấu trùng cao hơm tôm lớn.
Người ta còn gọi bệnh này là bệnh hoại tử, do vi khuẩn gây ra và cũng do môi trường sống của tôm không hợp vệ sinh.
Trên mình tôm xuất hiện nhiều đốm nâu to nhỏ khác nhau, những đốm này trước màu nâu sau trở sang đen và xuất hiện dưới lớp vỏ kitin và lớp biểu mô của tôm.
Tôm bị bệnh này trở nên kém ăn, mất sức, gầy tọp. Tôm con dễ chết hơn tôm lớn.
Cách phòng bệnh là nên chú ý đến nguồn nước trong ao, cần phải thay nước cho ao thường xuyên và trong ao nên thả tôm với mật độ vừa phải. Ngoài ra, ta nên cho tôm ăn bổ dưỡng hơn, để tôm có sức đề kháng chống chọi lại bệnh. Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị về bệnh này.
Related news
Một số bệnh thường gặp trên tôm càng xanh và cách chữa trị
Tôm càng Hồ Tây còn gọi là tôm xanh tên khoa học là Macrobrachium nippovensis phân bố rộng ở sông, suối, ao, hồ chứa, ruộng nước, kênh mương. Tuy không lớn nhưng thịt thơm ngon, giá trị kinh tế cao. Gần đây ở Trung Quốc giá tôm này còn cao hơn tôm càng xanh. Ở Hồ Tây (Hà Nội) sản lượng đạt 30 – 40 tấn (1965).
Nhiệt độ thích hợp cho tôm càng xanh sinh trưởng và phát triển 22 – 230C, thích hợp nhất là 28 – 310C. Giới hạn nhiệt độ là 14 – 400C, mùa vụ nuôi tôm càng xanh ở miền Bắc thích hợp nhất là từ tháng 4 đến tháng 11 (dương lịch). Mùa đông ở miền Bắc nước ta thường kéo dài 4 – 5 tháng, nhiệt độ xuống thấp không những ảnh hưởng lớn đến những loài cá chịu lạnh kém (cá rô phi, cá chim trắng) mà còn ảnh hưởng nhiều đến sự tồn tại và sinh trưởng, phát triển của tôm càng xanh.
Tại xã Mỹ Hòa Hưng (TP.Long Xuyên), Sở Khoa học và Công nghệ An Giang vừa nghiệm thu mô hình dự án “Thực nghiệm xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất ở tỉnh An Giang”, do Tiến sĩ Dương Nhựt Long, Trường đại học Cần Thơ làm chủ nhiệm.
Tôm càng xanh là đối tượng thủy sản nước ngọt có giá trị kinh tế cao, được nuôi nhiều nước trên thế giới. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), các mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn, ruộng lúa, ao hồ...ngày càng phát triển. Trở ngại lớn nhất đối với các nông hộ khi nuôi tôm thịt từ giống nhân tạo mua từ các cơ sở ương là về chất lượng ( kích cỡ không đồng đều) và giá tôm giống cao (chiếm ³ 30% chi phí sản xuất).