Home / Tin tức / Tin thủy sản

Bệnh do vi khuẩn Streptococcus trên cá biển

Bệnh do vi khuẩn Streptococcus trên cá biển
Author: Hoàng Yến
Publish date: Tuesday. June 5th, 2018

Vào mùa nắng nóng, nhiệt độ cao là thời điểm vi khuẩn Streptococcus phát triển mạnh có thể gây chết cho cá với tỷ lệ cao và làm thiệt hại lớn cho người nuôi. Do đó, cần có những biện pháp xử lý chính xác.

Tác nhân

Bệnh do Streptococcus (Streptococcus iniae, S. Agalactiae...) gây ra. Streptococcus sp., là loại cầu khuẩn, có đường kính 0,5 - 1 mm, thường dính với nhau thành hình chuỗi. Chúng là một phức hợp các bệnh tương tự nhau gây ra bởi những loài khác nhau làm tổn hại thần kinh trung ương thông qua biểu hiện viêm mắt và viêm màng não. Bệnh gặp ở tất cả các giai đoạn cá nuôi, gọi là bệnh “red boil”.

Bệnh xuất hiện gây tổn thất lớn, tỷ lệ chết lên tới 60 - 100%. Cá bị bệnh thường bỏ ăn nên khó đưa thuốc điều trị vào cơ thể. Bệnh thường xảy ra khi nguồn giống thả nuôi chưa được kiểm tra chất lượng, giống mang sẵn mầm bệnh nhưng chưa được xử lý diệt trùng. Hoặc nguồn nước kém chất lượng khi bị ô nhiễm hóa chất độc, vi khuẩn, virus, hàm lượng chất hữu cơ cao, khí độc tích tụ…; Khi môi trường nuôi không thuận lợi, ở những tháng có nhiệt độ cao vào tháng 3 đến tháng 5 (lên tới 35 - 400C) và cũng có thể xảy ra bất cứ tháng nào trong năm. Ngoài ra, cá được nuôi với mật độ cao cũng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh cho cá, tạo điều kiện cho các tác nhân cơ hội xâm nhập.

Cá giống và cá trưởng thành đều dễ mắc bệnh này, nhất là cá dưới 5 tháng tuổi. Vi khuẩn theo đường tiêu hóa theo thức ăn, qua vết thương ngoài da vào cơ thể, thời gian ủ bệnh 2 - 3 ngày có khi 7 ngày tùy số lượng vi khuẩn xâm nhập, độc lực của vi khuẩn và sức đề kháng của cá.

Dấu hiệu bệnh lý

Khi cá mắc bệnh có các biểu hiện: yếu, thân sẫm màu, bơi trên tầng mặt, mắt lồi, xuất huyết ở mắt và gốc vây, hậu môn và một số nơi trên cơ thể, có những nốt đỏ ở vùng da, xuất huyết đối xứng 2 bên vây lưng, tuột vảy. Trong cơ quan nội tạng: xoang bụng chướng có dịch đặc, túi mật sưng sẫm, lá lách sưng xuất huyết, gan tái, thận sưng viêm. Khi bệnh ghép với nấm làm cho bệnh nặng thêm.

Chẩn đoán và phòng bệnh

Việc chẩn đoán đúng bệnh, bao gồm hiểu được chu kỳ sống, sinh thái học của tác nhân gây bệnh. Phòng bệnh là biện pháp quan trọng trong kiểm soát dịch bệnh cá, bao gồm:

- Giữ chất lượng môi trường nước tốt, tránh hiện tượng cá bị sốc môi trường như DO thấp, nhiệt độ quá cao hay quá thấp, sự tích tụ của các chất thải, độ mặn, pH thay đổi;

- Chọn mua con giống khỏe mạnh ở vùng sản xuất không xảy ra dịch bệnh, thả cá cùng kích cỡ;

- Mật độ ương dưỡng hay nuôi thịt vừa phải, hợp lý;

- Loại bỏ cá yếu, cá nhiễm bệnh ra khỏi ao, lồng khi có dịch bệnh xảy ra;

- Thực hiện các quy định ngăn chặn triệt để lây lan truyền bệnh từ cá vùng này sang cá vùng khác;

- Tiến hành tẩy trùng và vệ sinh trại cá; các dụng cụ nuôi lưới, vợt, vèo, thau, bể... phải được khử trùng sạch sẽ ngâm trong dung dịch Formalin 1%  hoặc trong 100 mg Chlorine/1 lít trong 30 phút đến 1 giờ;

 - Cho ăn thức ăn đầy đủ dưỡng chất, tươi sạch và không cho ăn thức ăn ôi thiu, không bị nấm mốc;

- Có thể nuôi ghép với một số loài cá khác như: rô phi, diếc biển để các loại cá này làm công việc vệ sinh ao lồng vì chúng ăn thức ăn dư thừa ở tầng đáy và rong rêu, đặc biệt rô phi đẻ nhiều, cá rô phi con sẽ trở thành thức ăn cho cá chẽm nuôi.

Điều trị bệnh

Điều trị bệnh có thể dùng hóa dược nhưng nên kết hợp với một số phương pháp phòng bệnh kể trên để tăng cường hiệu quả của hóa dược trị bệnh; sử dụng hóa dược là biện pháp cuối cùng trong khâu kiểm soát bệnh. Cùng đó, cần cải thiện môi trường nuôi bằng hóa chất diệt khuẩn như TCCA, BKC…

Thực tế cho thấy đã có nhiều thất bại trong việc sử dụng vaccine phòng bệnh Streptococcosis ở cá biển. Trị bệnh bằng cách sử dụng acid oxolinic cho ăn hoặc tắm perfuran.


Related news

Hiệu quả từ mô hình nuôi bào ngư thương phẩm tại huyện Phú Quý Hiệu quả từ mô hình nuôi bào ngư thương phẩm tại huyện Phú Quý

Mô hình “Nuôi bào ngư vành tai thương phẩm bằng lồng bè”, do Trạm khuyến nông Phú Quý thực hiện đã mở ra hướng đi mới cho người dân trên đảo Phú Quý,

Tuesday. June 5th, 2018
Nghiên cứu về việc cho tôm ăn theo nhu cầu thông qua hệ thống phân phối tự động Nghiên cứu về việc cho tôm ăn theo nhu cầu thông qua hệ thống phân phối tự động

Các kỹ thuật nuôi tôm trong các ao nuôi đã phát triển từ việc cho ăn bằng tay đơn giản (rải thức ăn viên) sang các hình thức tự động hóa hơn

Tuesday. June 5th, 2018
Bột nhuyễn thể mang lại hiệu quả cao trong các thử nghiệm về thức ăn nuôi tôm Bột nhuyễn thể mang lại hiệu quả cao trong các thử nghiệm về thức ăn nuôi tôm

Các loại thức ăn nuôi tôm thương phẩm đang trải qua những thay đổi lớn trong thành phần, đặc biệt là về các nguồn protein được sử dụng theo truyền thống.

Tuesday. June 5th, 2018