Hiệu quả từ mô hình nuôi bào ngư thương phẩm tại huyện Phú Quý
Mô hình “Nuôi bào ngư vành tai thương phẩm bằng lồng bè”, do Trạm khuyến nông Phú Quý thực hiện đã mở ra hướng đi mới cho người dân trên đảo Phú Quý, Bình Thuận. Sau thời gian nuôi 9 tháng đã bào ngư đạt kích cỡ trung bình đạt 6 cm/con, dự kiến sau 14 – 15 tháng nuôi sẽ thu hoạch.
Ảnh minh họa
Bào ngư là đối tượng có giá trị kinh tế cao, với chất lượng thịt thơm ngon, độ đạm cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Sản lượng bào ngư lâu nay chủ yếu được khai thác từ tự nhiên. Tại huyện đảo Phú Quý, Bình Thuận, trước đây bào ngư ở đảo rất nhiều, người dân khai thác những con có kích thước lớn từ 100gram trở lên. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, do giá bán bào ngư cao, người dân đã khai thác bào ngư ở tất cả các kích cỡ nên nguồn bào ngư tự nhiên bây giờ rất khan hiếm. Bào ngư không chỉ được chế biến thành thực phẩm, nó còn được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, do đó nhu cầu về bào ngư trên thế giới rất lớn.
Để giảm áp lực khai thác đối với nguồn lợi bào ngư, tăng sản lượng xuất khẩu và từng bước phát triển nghề nuôi mới, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, năm 2017, Trạm Khuyến ngư Phú Quý đã phối hợp Viện Nuôi trồng thủy sản III thực hiện dự án nuôi thí điểm bào ngư thương phẩm tại vùng biển Phú Quý.
Mô hình được thực hiện tại khu Lạch Dù, là nơi hội tụ các điều kiện tự nhiên để phát triển, phía bên ngoài nhờ dải san hô che chắn hầu như kín gió quanh năm, độ mặn tương đối ổn định, nhiệt độ nước khá ấm, thường biến thiên từ 24 – 32oC, nơi đây được đánh giá là có điều kiện tự nhiên thích hợp để bào ngư sinh trưởng và phát triển tốt; cũng tại đây, từng có nhiều bào ngư tự nhiên sinh sống.
Mô hình được đầu tư cho 5 điểm hộ gia đình thuộc 2 xã Tam Thanh và Long Hải, lượng giống đầu tư mỗi hộ là 5.000 con. Trong đó, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III hỗ trợ 100% con giống, 50% chi phí thức ăn, tập huấn chuyển giao kỹ thuật cùng các vật liệu phụ trợ khác. Cỡ giống bào ngư thả nuôi khoảng 7mm/con, mật độ 1.000 con/m2, trong quá trình nuôi được san thưa lúc bào ngư lớn.
Mô hình thả giống vào đầu tháng 7/2017, sau thời gian nuôi 9 tháng đã bào ngư đạt kích cỡ trung bình đạt 6 cm/con. Dự kiến sau 14 – 15 tháng nuôi sẽ thu hoạch. Vừa qua, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III đã phối hợp với Trạm Khuyến nông Phú Quý tổ chức tập huấn - hội thảo đầu bờ cho nhân dân trên huyện. Hội thảo đã nghe các chủ mô hình báo cáo kết quả xây dựng mô hình và kinh nghiệm rút ra. Kết quả thực hiện mô hình bước đầu đã mang lại tín hiệu rất khả quan. Điều này sẽ mở ra cơ hội triển vọng cho người dân trên đảo Phú Quý đối với nghề nuôi bào ngư, cũng như tạo công ăn việc làm và nâng cao thu nhập người dân nơi đây. Bên cạnh đó nguồn thức ăn đa dạng và có sẵn trong tự nhiên, việc phát triển nuôi bào ngư sẽ kéo theo sự phát triển thêm nghề nuôi rong sụn đã bị mai một.
Related news
Anh Nguyễn Văn Biên (Ninh Bình) lại có niềm đam mê riêng là trồng tảo xoắn. Nhờ nghề tay trái, thầy giáo say mê loại tảo “thần kỳ” kiếm thêm cả chục triệu đồng
Công nghệ Biofloc giúp năng suất cao, hệ số PCR thấp, bảo vệ môi trường. Đây là lời giải cho việc mở ra hướng sản xuất bền vững, an toàn thực phẩm.
Nhiều bệnh ở động vật thủy sản do virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng và các mầm bệnh chưa được chẩn đoán và đang phát triển khác đã ảnh hưởng