Home / Hải sản / Tôm sú

Bệnh Đầu Vàng

Bệnh Đầu Vàng
Publish date: Sunday. July 31st, 2011

Bệnh đầu vàng (Yellow head disease)

Bệnh đầu vàng xuất hiện trên tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm rảo, tôm rằn và nhiều loại tôm khác tại Việt Nam, Thái Lan, Ấn Độ... Ở Việt Nam, tôm nhiễm bệnh đầu vàng nhiều lúc thời tiết thay đổi lúc giao mùa, ở những vùng nuôi ven biển độ mặn cao.

Triệu chứng:

- Tôm ăn nhiều khác thường trong vài ngày, rồi bỏ ăn đột ngột. Sau đó 1-2 ngày tôm bơi lờ đờ không định hướng trên mặt nước hoặc ven bờ, bám vào bờ.

- Phần đầu ngực, gan, tụy chuyển màu vàng, gan có thể có màu trắng nhạt, vàng nhạt hoặc nâu

- Thân tôm có màu nhợt nhạt

- Tôm chết rải rác trong vó rồi chết với mức độ tăng dần

- Tôm chết rất nhanh trong vòng 3-5 ngày (có thể chết gần 100%) sau khi xuất hiện các triệu chứng.

- Theo Việt Linh, bệnh nặng thêm và gây chết nhanh khi tôm vừa có dấu hiệu nhiễm bệnh đầu vàng vừa có bệnh đốm trắng.

Phương pháp chẩn đoán bệnh:

- Nhận biết triệu chứng bệnh.

- Nhuộm màu mô bào, tế bào máu nhận thấy nhân tế bào bị thoái hóa đông đặc.

- Phân tích PCR.

Nguyên nhân:

- Bệnh do virus YHV (yellow head virus) là virus có acid nhân RNA chuỗi đơn, hình que, kích thước 44 x 173 nm, thuộc loài Nidovirales, họ Ronaviridae, chi Okavirus.

Lây truyền bệnh:

- Chủ yếu lây truyền theo hàng ngang, do có vật chủ trung gian mang mầm bệnh vào môi trường nước.

Phòng và trị bệnh:

- Bệnh đầu vàng chưa có thuốc chữa.

- Phòng ngừa và ngăn chặn bằng cách chọn tôm giống sạch bệnh (qua kiểm tra PCR), diệt khuẩn và diệt vật chủ mang mầm bệnh trong ao và nước.

- Không nuôi mật độ quá cao.

- Luôn cung cấp đủ oxy cho ao nuôi.

- Giữ môi trường ổn định


Related news

Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Vỗ Tôm Bố Mẹ Cho Đẻ Kỹ Thuật Nuôi Tôm Sú Vỗ Tôm Bố Mẹ Cho Đẻ

Phong trào sản xuất tôm giống, nuôi tôm thương phẩm ở Việt Nam đã và đang phát triển mạnh đòi hỏi nguồn cung cấp tôm bố mẹ lớn. Nhưng việc xử dụng tôm bố mẹ ngoài tự nhiên bị hạn chế bởi tính mùa vụ và tập tính sinh sản

Saturday. July 6th, 2013
Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng Ở Tôm Sú Bệnh Thân Đỏ Đốm Trắng Ở Tôm Sú

Ở tôm sú, bệnh thường hay gặp nhất, khó ngăn ngừa và điều trị là bệnh thân đỏ đốm trắng. Theo các công trình nghiên cứu, tất cả các giai đoạn phát triển của tôm đều có thể nhiễm bệnh này. Giai đoạn phát triển mạnh nhất là từ tháng nuôi đầu tiên đến tháng nuôi thứ hai trong ao nuôi tôm thịt.

Saturday. July 6th, 2013
Cách Quản Lý Ao Tôm Thâm Canh, Bán Thâm Canh Hạn Chế Dịch Bệnh Cách Quản Lý Ao Tôm Thâm Canh, Bán Thâm Canh Hạn Chế Dịch Bệnh

Trong năm 2011 và năm 2012, nuôi tôm nước lợ tại các tỉnh ven biển trong cả nước bị thiệt hại nặng trên diện rộng do dịch bệnh và hội chứng hoại tử gan tụy. Tuy nhiên trong vùng dịch vẫn có một số mô hình quản lý tốt cho kết quả vụ nuôi tôm thành công. Từ kết quả khảo sát thực tiễn, quy trình nuôi tôm hạn chế dịch bệnh đã được ngành nông nghiệp đúc kết đưa vào áp dụng trong vụ tôm năm 2013.

Tuesday. April 2nd, 2013
Quy Trình Nuôi Tôm Sú Thâm Canh Và Bán Thâm Canh Quy Trình Nuôi Tôm Sú Thâm Canh Và Bán Thâm Canh

Dựa trên nền tảng quy trình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh (TC-BTC) mà các ban, ngành chuyên môn Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo;

Sunday. July 7th, 2013
Khí Độc H2S - “Sát Thủ Giấu Mặt” Của Tôm Nuôi Khí Độc H2S - “Sát Thủ Giấu Mặt” Của Tôm Nuôi

Trong quá trình nuôi, các chất thải được máy quạt nước gom tụ vào giữa đáy ao (đối với ao đáy bùn đất thì một lượng chất thải vẫn còn phân bố xung quanh nền đáy). Đống chất thải này phân thành 2 lớp. Lớp ngoài rất mỏng (khoảng 5 mm) được ôxy hoá nên có màu tương đối sáng, có chức năng bao phủ và hạn chế khí độc thoát ra ngoài. Lớp bên dưới có màu đen, chất thải ở điều kiện thiếu ôxy nên vi khuẩn khử lưu huỳnh tạo ra khí độc H2S.

Thursday. April 4th, 2013