Home / Gia súc-Gia cầm / Nuôi gà

Bệnh cầu trùng gà (Phần 1)

Bệnh cầu trùng gà (Phần 1)
Author: Bích Liên
Publish date: Friday. October 6th, 2017

Đây là một trong những bệnh thường gặp và gây tỷ lệ chết cao. Nếu không phòng trị bệnh kịp thời và đúng cách sẽ gây thiệt hại lớn đến kinh tế và sản xuất. Bệnh có tên khác là Coccidiosis ở gia cầm, do Protoza gây ra. Tác nhân bệnh là loại nội ký sinh thuộc giống Eimeria.

Bệnh cầu trùng gà

1.NGUYÊN NHÂN

Do 9 loại cầu trùng gây bệnh như sau:

- Eimeria tenella: Cầu trùng manh tràng

- Eimeria necatrix: Cầu trùng ruột non

- Eimeria acervulina: Cầu trùng ruột non

- Eimeria maxima: Cầu trùng ruột non

- Eimeria bruneti: Cầu trùng ruột già

- Eimeria mitis: Ít gây bệnh

- Eimeria mivati: Ít gây bệnh

- Eimeria hagani: Ít gây bệnh

- Eimeria praecox: Ít gây bệnh

II. LÂY TRUYỀN

Vòng đời cầu trùng được chia làm 2 giai đoạn: ngoài môi trường và trong cơ thể vật chủ:

1. Giai đoạn bên ngoài môi trường:

Các hợp tử được có sẵn trong phân của gà bị nhiễm bệnh. Trong điều kiện thích hợp của nhiệt độ và độ ẩm hợp tử  phát triển để tạo thành một hợp tử mẹ (noãn) có khả năng lây nhiễm cho con gà khác. Khoảng 24 - 72 giờ là thời gian cần thiết cho sự hình thành của sporocysts này.

2. Giai đoạn xâm nhiễm bên trong cơ thể vật chủ:

Được tính từ khi gà ăn phải nang bào tử của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống bị nhiễm từ nền chuồng.

Ở trong đường tiêu hóa, dưới tác dụng của các dung dịch men tiêu hóa, màng bao bọc ngoài của các noãn nang bị phân hủy và giải phóng các bào tử vào khoang ruột.

Tùy thuộc vào từng loại mà bào tử thích nghi ở những phần ruột khác nhau của đường tiêu hóa. Ở đó các bào tử xâm nhập vào các tế bào biểu mô của thành ruột. Bào tử phát triển hay còn gọi là trưởng thành làm đầy tế bào và dẫn đến sự phân chia thành nhiều phần nhỏ trong tế bào. Trong giai đoạn phân chia, nhân của tế bào được chia thành một số phần và mỗi phần nhận được một ít tế bào chất.

Sau khi kết thúc một lần phân chia, các bào tử được giải phóng ra với dạng hình thoi, có thể bám vào tế bào ký chủ hoặc xâm nhập vào các tế bào khác và tiếp tục một quá trình phân chia của thế hệ thứ 2. Quá trình phân chia tiếp tục một vài thế hệ tiếp sau. Kết quả làm cho các tế bào biểu mô ở đường tiêu hóa bị phả hủy gây xuất huyết, biểu hiện ra ngoài là phân có máu đỏ. Trong quá trình phân chia và phát triển chỉ có một số bào tử chuyển thành tế bào đực và một số chuyển thành tế bào cái. Tiếp sau đó bắt đầu một quá trình sinh sản hữu tính. Trong quá trình phát triển, những thể chưa thành thục về tính được gọi là giao tử. Những giao tử đực phân chia thành một số lượng lớn các giao tử con linh động. Trong khi đó các giao tử cái lớn dần thành những giao tử cái riêng lẻ rồi kết quả hợp thành hợp tử. Hợp tử này sẽ được bao bởi một lớp màng và trở thành noãn nang. Noãn nang được bài tiết ra ngoài theo phân ở dạng nguyên bào tử.

Các nguyên bào tử nếu lây nhiễm vào thức ăn, nước uống sẽ xâm nhập cơ thể theo đường tiêu hóa. Ở đó nó lại được phân chia thành các kén bào tử. Trong loài Eimeria, noãn nang trưởng thành chứa 4 kén bào tử và mỗi kén bào tử có 2 hạt bào tử.


Related news

Kinh nghiệm mua và chọn giống gà Đông Tảo Kinh nghiệm mua và chọn giống gà Đông Tảo

Gà Đông Tảo càng già chân càng to và khả năng sinh sản cũng giảm dần theo độ tuổi. Gà Đông Tảo trưởng thành để làm kiểng nên chọn loại có chân to, đỏ

Friday. October 6th, 2017
Phân biệt gà Đông Tảo thuần chủng với gà Đông Tảo lai Phân biệt gà Đông Tảo thuần chủng với gà Đông Tảo lai

Để phân biệt được gà Đông Tảo thuần chủng và gà Đông Tảo lai là một điều không hề dễ dàng. Tuy nhiên vẫn có những đặc điểm để nhận biết như sau:

Friday. October 6th, 2017
Bệnh ORT trên gà Bệnh ORT trên gà

Chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà ngày càng phát triển, kèm theo đó là diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ảnh hưởng không nhỏ đến người chăn nuôi

Friday. October 6th, 2017