Bến Tre Trồng Bưởi Da Xanh Gốc Ghép Đạt Kết Quả Khả Quan

Hộ anh Trần Văn Thông ở ấp Tân Ngãi, xã Tân Trung, huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre) được chọn trồng thí điểm 40 cây bưởi gốc ghép chịu phèn, mặn. Đến nay, cây sinh trưởng tốt, chất lượng trái được đánh giá cao.
Năm 1999, Viện Cây ăn quả miền Nam tiến hành thực nghiệm trồng bưởi da xanh gốc ghép chịu phèn, mặn trên vùng đất xã Tân Trung - một địa phương có 4 tháng/năm chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn.
Đến nay, dù Viện chưa có kết luận về hiệu quả và có nên nhân rộng hay không nhưng vườn bưởi trồng thực nghiệm cây trái sum suê, xanh tốt, có chất lượng, được thương lái thu mua đánh giá khá cao. Người dân trong vùng cũng bắt đầu trồng bưởi da xanh xen trong vườn dừa.
Hộ anh Trần Văn Thông ở ấp Tân Ngãi được chọn trồng thí điểm trên phần đất có diện tích 1.000m2, với 40 cây bưởi gốc ghép chịu phèn, mặn (giống bưởi do Viện Cây ăn quả miền Nam cung cấp, hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ phân bón, tiền công lên bờ).
Theo anh Thông, ở giai đoạn sinh trưởng, cây bưởi rất tươi tốt, cành lá xanh tươi, không một cây nào bị vàng đọt - một biểu hiện của cây bị nhiễm phèn, mặn. Đến năm thứ 3, bưởi ra hoa và kết trái, Viện cũng có xuống lấy mẫu (trái) về phân tích.
Người dân ở địa phương đánh giá chất lượng trái khá cao: màu đẹp, ngọt thanh, tróc vỏ, kích thước trái đồng đều, trọng lượng cân nặng hơn 1,4kg (bưởi loại I). Sản lượng bưởi tăng dần, sang năm thứ 4, anh Thông thu hoạch hơn 1 tấn trái, giá bán lúc bấy giờ là 23 ngàn đồng/kg (loại I). Nước tháng 9, tháng 10 âm lịch lên cao, ngập cả vườn, anh Thông phải đắp đê, bơm nước để bảo vệ vườn bưởi.
Ngoài ra, anh Thông còn trồng xen thêm 70 gốc ổi không hạt để có thêm thu nhập. “Bưởi và ổi có trái lai rai, thu hoạch liên tục, mỗi đợt hái và cân cho thương lái sau đôi ba tháng tôi mới lấy tiền một lần… được gần 10 triệu đồng” - anh Thông cho biết.
Theo ông Huỳnh Văn Thanh - Chủ tịch UBND xã Tân Trung, trong Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của địa phương, xã đã xác định được lợi thế của xã là hai cây (cây dừa xen bưởi da xanh), hai con (heo và bò).
Từ mô hình trồng thí điểm của hộ anh Thông, nhiều bà con ở các ấp nằm trong vùng đất bị nhiễm phèn, mặn cũng mạnh dạn đầu tư trồng xen bưởi trong vườn dừa.
Diện tích bưởi da xanh xen trong vườn dừa của xã hiện có hơn 8ha đang cho trái. Nếu hệ thống cống đập Cái Quao được triển khai thực hiện thì vùng đất Tân Trung và các xã lân cận sẽ trở nên màu mỡ, người dân có nhiều cơ hội để chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Related news

Dù đã ở độ tuổi “thất thập cổ lai hy” nhưng nguyên Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, chúng tôi gọi thân mật là chú Hai, vẫn đi thăm cả khu vườn rộng hơn 1 ha của “vua bưởi” da xanh Đặng Văn Nám.

Nhãn chín muộn, thứ quả đặc sản của Hà Nội đã vang danh khắp thế giới. Người Mỹ đã phải bay nửa vòng trái đất về Hoài Đức, Quốc Oai (Hà Nội) để hái quả tận cành, ăn tại vườn và gật gù tán thưởng.

Tính đến 1/10/2015, toàn huyện Si Ma Cai (Lào Cai) mới lắp đặt được 2 bể biogas cho hai hộ dân tại xã Bản Mế và Lử Thẩn.

Biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học không chỉ giúp nông dân kiểm soát dịch bệnh trong chăn nuôi mà tạo động lực, cơ hội phát triển chăn nuôi gà bền vững, không gây ô nhiễm...

Chi cục BVTV Hà Nội sẽ thành lập Ban điều phối hệ thống đảm bảo có sự tham gia (PGS) trong công tác SX và tiêu thụ RAT trên địa bàn thành phố.