BDSTAR tăng cường thu mua mì nguyên liệu cho nông dân trước mùa mưa lũ

Để giải quyết hết lượng mì tồn đọng cho nông dân, nhất là thời điểm tỉnh ta chuẩn bị bước vào mùa mưa lũ, đầu tháng 9 đến nay, mỗi ngày BDSTAR thu mua từ 150 - 170 tấn mì nguyên liệu của nông dân trên địa bàn tỉnh.
Nông dân xã Cát Hiệp (Phù Cát) thu hoạch mì bán cho BDSTAR.
Hiện nay, mì tươi có hàm lượng tinh bột đạt 30%, BDSTAR thu mua với giá 1,95 triệu đồng/tấn; mì có hàm lượng tinh bột đạt 25% giá 1,7 triệu đồng/tấn; mì có hàm lượng tinh bột đạt 20% giá 1,35 triệu đồng/tấn.
So với thời điểm này năm ngoái, giá mì nguyên liệu hiện nay tăng hơn 200 ngàn đồng/tấn.
Theo tính toán, với mức giá mì nguyên liệu như hiện nay, mỗi ha mì, nông dân có lãi từ 16-20 triệu đồng.
Từ nay đến cuối tháng 10, BDSTAR cam kết sẽ thu mua hết lượng mì nguyên liệu tại các địa phương trong tỉnh.
Related news

Vụ lạc năm nay, nông dân các địa phương ở Thừa Thiên Huế thu hoạch xong. Khác với mọi năm, lạc đã hái trái, phơi khô nhưng chỉ đóng vào bao cất chứ không bán.

Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt vừa cấp miễn phí 1.500 cây cam canh giống cho nông dân xã Tà Nung. Đây là hỗ trợ của ngành nông nghiệp cho nông dân nhằm chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi kém năng suất sang canh tác loại cây trồng mới.

Chọn giống cá rô phi đơn tính đực, nuôi thả theo hướng GAP, mô hình thí điểm nằm trong khuôn khổ dự án phát triển nuôi cá theo quy trình bán thâm canh được thực hiện tại xã Trung Minh và Dân Chủ (thành phố Hòa Bình) không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế hộ mà còn mở rộng khuyến cáo ở địa bàn 11 huyện, thành phố trong tỉnh.

Chúng tôi về thôn Cát Lợi, xã Vĩnh Lương, TP Nha Trang (Khánh Hòa), một trong những nơi hiện nay đang nuôi nhiều cá bớp, bởi hiệu quả kinh tế mang lại rất cao. Theo ông Nguyễn Phước, phó chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Lương thì hiện nay toàn xã có hàng chục hộ dân nuôi cá bớp trên đầm Nha Phu. Người nuôi ít nhất cũng khoảng 500 con, nuôi nhiều khoảng 3.000 con.

Với tổng diện tích 2.450 ha (trồng mới 165 ha), sản lượng bình quân hàng năm trên 8.000 tấn, Chư Pưh được xem là “thủ phủ” hồ tiêu của tỉnh Gia Lai. Tuy nhiên những năm trở lại đây cùng với việc người dân ào ạt trồng tiêu thì bệnh chết nhanh, chết chậm, tiêu điên trên cây tiêu diễn biến tương đối phức tạp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng.