Bắt Được Cá Mập Trắng Ở Biển Quy Nhơn

Rạng sáng nay (12/6), ngư dân đã bắt được một con cá mập trắng có chiều dài hơn 1,5m tại vùng biển Quy Nhơn (Bình Định).
Ngư dân Phan Văn Dầu (52 tuổi, phường Trần Phú, TP. Quy Nhơn) cho biết, vào khoảng 4h sáng nay, khi đi kiểm tra lưới cách bờ khoảng 100m thì bất ngờ phát hiện một con cá mập trắng vẫn còn sống mắc kẹt trong lưới. Ông Dầu đã phải hô gọi một số người quen trợ giúp để đưa cá vào bờ.
Con cá mập được gia đình ông Phan Văn Dầu bắt được vào sáng 12/6 (Ảnh: Dân trí)
Qua kiểm tra nhận thấy con cá mập trắng này đang mang thai vào giai đoạn sắp sinh, gia đình ông Dầu đã mang cá về vườn nhà và đang rao bán với giá 10 triệu đồng. Đến khoảng 9 giờ sáng đã có một vài lái buôn ngã giá từ 4-6 triệu đồng nhưng gia đình ông Dầu vẫn chưa bán.
Trước đó vào sáng 13/4, cũng tại vùng biển Quy Nhơn, ngư dân Đỗ Văn Công (43 tuổi, phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn) đã bắt được một con cá mập dài 1,6m, chu vi vòng bụng rộng 1m, nặng khoảng 60kg, hàm rộng 21cm. Theo đánh giá, hàm răng của con cá mập này rất giống với dấu tích hàm răng của con cá mập đã từng cắn người ở vùng biển Quy Nhơn.
Tính từ đầu năm 2010 đến nay, đây là lần thứ 4 ngư dân bắt được cá mập tại vùng biển Quy Nhơn. Trong đó con cá mập to nhất bắt được đến thời điểm này có chiều dài hơn 5m, trọng lượng 1 tấn do ngư dân Nguyễn Trọng (thị xã Sông Cầu, Phú Yên) bắt được vào sáng 4/2/2010.
Related news

Trước tình trạng hàng trăm ha mía của nông dân đã chín và tới kỳ thu hoạch, nhưng chưa được Nhà máy đường Phổ Phong thu mua, khiến những diện tích trên đang đứng trước nguy cơ mất mùa do nắng nóng, mía trổ cờ, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã có văn bản chỉ đạo việc thu mua mía.

Trong khi người trồng lúa đang như ngồi trên lửa vì giá lúa rớt thê thảm, thì người trồng bắp (ngô) ở ĐBSCL đang có lợi nhuận khá cao, ngay trên những mảnh đất trước đây từng là đất lúa.

Nhằm giúp nông dân có định hướng nuôi trồng thủy sản gắn với tiêu thụ sản phẩm, phát huy thế mạnh và phát triển kinh tế - xã hội địa phương, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện An Phú phối hợp với Trung tâm Giống thủy sản An Giang (đơn vị chuyển giao kỹ thuật) đã triển khai dự án “Mô hình ứng dụng khoa học công nghệ phát triển nuôi cá sặc rằn”, từ tháng 3 - 2011 đến tháng 3 - 2013.

Với lợi thế có vùng đất bãi trù phú ven sông Đáy, trong những năm qua, trên địa bàn huyện Hoài Đức đã hình thành một số vùng trồng cây ăn quả theo hướng tập trung cho thu nhập cao. Tuy nhiên, để nhân rộng những mô hình này, huyện cần có quy hoạch sản xuất cụ thể, trọng tâm hơn.

Xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp là vùng đất bị nhiễm phèn nặng. Ngoài cây sen, khó có loài cây khác cho hiệu quả trên vùng đất này. Vì thế, cây sen được xem như cứu cánh giúp thay đổi cuộc sống của người dân. Do nặng lòng với sen, nhiều bà con có kinh nghiệm trồng sen với suy nghĩ linh hoạt đã có hướng chuyển đổi phù hợp, trở nên khá giả từ cây sen…