Bấp bênh hạt muối Ninh Hòa
Chúng tôi về thăm vùng muối Hòn Khói những ngày này khi diêm dân đang tất bật SX muối dưới cái nắng hầm hập. Những đống muối vừa mới cào lên chất đống trắng xóa cả cánh đồng càng tô thêm vẻ đẹp nơi đây.
Theo nhiều diêm dân, nghề SX muối ở đây đã có từ lâu đời, theo nghiệp cha truyền con nối. Chất lượng muối ở đây làm ra khỏi bàn, hạt muối to, sáng trong, bởi được sở hữu nguồn nước biển trong xanh, không lẫn tạp chất hay phù sa từ các cửa sông.
Ông Trương Công Hiến, Chủ nhiệm HTX Muối 1-5 Ninh Diêm (phường Ninh Diêm) cho biết vùng muối này có tiếng từ cách đây gần 100 năm.
Thời Pháp người ta đã cho đào kênh taluy kiên cố dài gần 10km chạy qua Ninh Hải, Ninh Diêm, Ninh Thủy... đưa nước biển tới phục vụ các cánh đồng muối; đồng thời nối cảng Hòn Khói để phục vụ cho việc giao thương nghề muối.
Nhớ về những ký ức, các cụ cao niên ở Ninh Hòa vẫn không quên vùng muối nổi tiếng một thời với chất lượng muối không đâu sánh kịp.
Ông Lê Văn Định, Phó chủ nhiệm HTX Muối Ninh Thủy (phường Ninh Thủy) cho biết, muối ở đây có chất lượng tốt, sạch, trong, dùng làm mắm hay muối cá đều rất đạt… Vì vậy từ lâu muối Hòn Khói có tiếng khắp trong Nam ngoài Bắc.
Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, giá muối bấp bênh nên lao động nghề muối càng lao đao. Hiện giá muối SX thủ công chỉ dao động từ 350 - 400đ/kg, chỉ bằng một nửa so với giá muối năm 2014, khiến diêm dân gặp không ít khó khăn.
Ông Nguyễn Hoàng, một lao động làm muối ở Phú Thạnh (Ninh Thủy) tâm sự: “Làm muối vốn đã vất vả, nhưng năm nay muối ế ẩm, không bán được, chúng tôi phải chạy lên Ninh Diêm tìm việc làm. Mỗi ngày gồng gánh chỉ được 120.000đ, nhưng rồi cũng không ai thuê.
Chúng tôi gắn bó nghề muối người ít 20 năm, người nhiều vài chục năm. Bây giờ lớn tuổi không biết làm gì ngoài làm muối, chứ bọn trẻ bây giờ chẳng còn mặn mà với cái nghề truyền thống này nữa”.
Thực tế cho thấy, để giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏ người dân địa phương và giữ nghề truyền thống, chính quyền, DN và các HTX muối tại Ninh Hòa rất mong Nhà nước hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho hạt muối xứng danh với những gì mà vùng muối đã có.
Ông Lê Văn Định cho biết, muối Ninh Hòa có thương hiệu thì giá trị hạt muối sẽ được phát huy, HTX không phải chạy đôn chạy đáo vất vả bán muối và cũng không bị tư thương ép giá.
Trước đây, HTX đã từng đề xuất với Liên minh HTX tỉnh và các ngành chức năng đầu tư xây dựng thương hiệu "Muối Ninh Hòa". Công việc này hoàn toàn nằm trong tầm tay, bởi chất lượng hạt muối đã được khẳng định qua gần thế kỷ.
Còn ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa đề xuất Nhà nước cần hỗ trợ Ninh Hòa xây dựng thương hiệu cho vùng muối. Khi có thương hiệu, không những cánh đồng muối được cải tạo lại cơ sở hạ tầng, mà còn khẳng định được giá trị thực của hạt muối nơi đây không lẫn lộn với nơi khác, khi đó diêm dân cũng bớt khổ.
Theo Chi cục PTNT Khánh Hòa, vùng sản xuất muối Hòn Khói có tổng diện tích 625 ha bao gồm muối của DN, HTX, diêm dân với sản lượng cao nhất đạt 60.000 tấn/năm. Chất lượng muối được đánh giá cao, hàm lượng muối công nghiệp đạt 95% NaCl, muối thực phẩm 87% NaCl…
Năm 2002, Bộ NN-PTNT cho phép lập dự án cải tạo, nâng cấp, gia cố kênh chính cấp thoát nước cho đồng muối Hòn Khói (Khánh Hòa). Tuy nhiên, do thiếu kinh phí nên dự án tạm dừng và mới đây Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám đã đồng ý tái khởi động dự án này.
Related news
Khoảng gần tháng nay, tại các chợ bán lẻ ở TP.Cao Lãnh hầu như vắng bóng trái cây TQ. Thay vào đó, trái cây Việt Nam như chôm chôm, măng cụt, thanh long... tràn ngập chợ, giá mềm. Tại một số chợ như Cao lãnh, Sa Đéc, các loại trái cây bị người tiêu dùng “điểm” vào danh sách xuất xứ TQ như táo, lê, nho... hầu như chỉ một, hai nơi bán. Ở một số sạp, mặc dù người bán chủ động thông tin cần thiết nhưng cũng vắng người mua.
Xuất phát từ một xã nghèo, thuần nông, khó khăn có thể nói vào bậc nhất trong 11 xã được chọn xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Do tỷ lệ hộ nghèo còn cao, điều kiện giao thông hạn chế, thu nhập bình quân đầu người thấp, hộ dân tộc Khmer nhiều… đã gây nhiều trở ngại cho xã.
Hiện nay trên đồng ruộng đã xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh gây hại lúa mùa, trong đó đáng chú ý là sâu cuốn lá. Diện tích lúa nhiễm sâu cuốn lá là 6.566ha, trong đó nhiễm nhẹ hơn 3.000ha, trung bình hơn 3200ha, gần 300ha nhiễm nặng.
Nắng hạn vẫn đang tiếp tục hoành hành tại nhiều địa phương trong tỉnh khiến hàng nghìn hécta cây trồng bị chết, thiếu nước. Trong khi đó, đã có ít nhất hơn 1.400ha rừng bị khô, chết, dẫn đến liên tục xảy ra cháy rừng. Trước tình hình trên, UBND tỉnh đang tích cực chỉ đạo các địa phương tăng cường chống hạn, hạn chế tối đa cháy rừng.
Diễn biến bất lợi của thời tiết đã khiến nhiều diện tích lúa hè thu chính vụ ở huyện Duy Xuyên bị một số loại sâu bệnh nguy hiểm tấn công. Trước tình hình đó, ngành nông nghiệp và chính quyền các địa phương trên địa bàn huyện đang tập trung hướng dẫn nông dân cách phòng trừ hiệu quả nhằm hạn chế thiệt hại.