Bảo Quản Măng Cụt Bằng Màng Bao ORT 2000
Các nhà khoa học TP Hồ Chí Minh vừa nghiên cứu thành công việc bảo quản măng cụt bằng loại bao gói Oxygen Transmission Rate. Kết quả, măng cụt được bảo quản tốt trong hai tuần, so với bảy ngày của các phương pháp khác.
Măng cụt là loại trái khó bảo quản trong khi chuyên chở. Khi vỏ trái măng cụt chuyển sang mầu đỏ hoặc đỏ tím thì chỉ giữ bảo quản được 5-7 ngày. Để khắc phục nhược điểm này, Phân viện Công nghệ sau thu hoạch TP Hồ Chí Minh đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm bảo quản măng cụt bằng loại bao gói Oxygen Transmission Rate (ORT 2000). Đây là loại bao PE có thấm khí O2 với lưu lượng 2.000ml/m2/giờ đồng thời giảm lượng etylen đến mức nhỏ nhất, giữ khí CO2 trong bao bì và giữ độ ẩm tương đối trong bao bì luôn ổn định ở khoảng 90% không phụ thuộc môi trường bên ngoài, cùng với các hóa chất như dung dịch chuẩn NaOH, 0,1N, dung dịch Phenolphatalein 1%.
Nhóm nghiên cứu sử dụng một kho lạnh và các thiết bị khúc xạ kế (0-32%), máy đo nồng độ CO2, cân phân tích và máy đo độ cứng trái măng cụt. Trái măng cụt được thử nghiệm là loại trái ở độ chín, hái từ cây lúc sáng sớm (hoặc chiều mát), trái sau khi thu hoạch mầu đỏ chuyển sang mầu đỏ hoàn toàn. Trái măng cụt được làm sạch, sơ bộ, lau nhẹ bằng vải ẩm để loại bỏ vết bẩn và đất cát bám trên cỏ, đồng thời loại thải trái bị dập, chảy mủ, hư hỏng. Nhiệt độ sử dụng ở 5-10oC và 15oC. Kết quả cho thấy, giá trị cảm quan của trái măng cụt bảo quản ở 10oC, cao hơn so với ở nhiệt độ 5oC và 15oC.
Tóm lại, trái măng cụt bảo quản trong bao bì ORT 2000 có vỏ trái mềm hơn so với bảo quản bằng các loại bao gói khác (PE 20 lỗ, 40 lỗ) và không xử lý màng bao. Chế độ nhiệt bảo quản thích hợp nhất với ORT 2000 cho măng cụt là 10oC trong thời gian hai tuần, sang tuần thứ 3 và 4 (khoảng 30 ngày) trái không còn giữ giá trị cảm quan như ban đầu, chất lượng có kém đi, song vẫn giữ được độ vỏ cứng và điểm cảm quan cao nhất, cũng như giá trị dinh dưỡng tốt hơn so với ở 5oC và 15oC. Khi được bảo vệ trong màng bao ORT 2000, trái măng cụt có tỷ lệ thoát hơi thấp, do đó trong lượng trái không hao hụt nhiều.
Related news
Mời bà con tham khảo cách chữa trị một số loại bệnh trên cây măng cụt của Sở Khoa Học Và Công Nghệ Tỉnh Bến Tre.
Ở ấp Tân Quy 1, xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có vườn măng cụt được xem là “kiểu mẫu” của địa phương do ông Lưu Văn Nhiều cải tạo từ mảnh vườn tạp. Ông xử lý măng cụt cho trái sớm vụ và đang áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trên vườn măng cụt. Vườn măng cụt đạt năng suất cao, chất lượng ngon nên ông thu về hơn 200 triệu đồng mỗi vụ.
Hiện nay cây măng cụt chỉ có một giống. Tuy nhiên, vẫn có những cá thể có biểu hiện một số đặc tính tốt hơn trong quần thể cây trồng. Vì vậy, hiện nay khi nhân giống nên chọn những trái từ các cây măng cụt cho trái tốt
Măng cụt (Garania Mangostana Linn) thuộc cây ăn quả nhiệt đới, được trồng nhiều ở Thái Lan, Mã Lai, Phi Luật Tân, Indonesia và Việt Nam. Măng cụt loại trái cây được xem như là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới, bởi lẽ dáng trái đẹp và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Giá bán tại chợ Nhật Bản lên đến 3 USD/trái (trọng lượng > 80g), còn ở Thái Lan 2 USD/kg
Thường bà con nông dân bón phân chuồng, lá cỏ khô cho măng cụt hoặc tưới nước vào gốc. Nhiều nơi ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long, nông dân thường bón cho một cây hàng năm là 1,5kg DAP(18:46:0)+1,5kg urê. Thường nông dân bón măng cụt vào cuối mùa mưa. Ngoài ra bà con còn vét bùn phơi khô, đập nhỏ, bón vào gốc cho cây.