Bàn giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng VietGAP trong nuôi trồng thủy sản

Hội thảo thông tin kết quả thực hiện chương trình VietGap giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng triển khai chương trình VietGAP 2016.
Đồng thời, chia sẻ giải pháp triển khai và nâng cao hiệu quả chương trình VietGAP cho nuôi thương phẩm cá tra và tôm.
Tại hội thảo, các đơn vị quản lý, doanh nghiệp trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản đã thông tin những khó khăn trong quá trình thực hiện chứng nhận VietGAP, như:
Chưa có quy định cụ thể về đánh giá, chứng nhận cho nhóm cơ sở nuôi; nhiều điều khoản, yêu cầu cần tuân thủ của VietGAP khó thực hiện ở các hộ sản xuất có quy mô nhỏ lẻ.
Bên cạnh đó, mức độ duy trì sự tuân thủ VietGAP sau chứng nhận ở các cơ sở nuôi còn kém, chi phí áp dụng VietGAP cao, chưa dán nhãn cho sản phẩm đạt chứng nhận VietGAP để người tiêu dùng nhận biết và lựa chọn sản phẩm VietGAP, số lượng điều khoản của các tiêu chuẩn quốc tế nhiều hơn so với VietGAP… khiến nhiều hộ nuôi trồng thủy sản gặp khó trong việc áp dụng nuôi và chứng nhận VietGAP.
Qua đó, nhiều đại biểu kiến nghị ngành chức năng sớm có những thỏa thuận công nhận lẫn nhau giữa các tiêu chuẩn và đưa tiêu chuẩn VietGAP đạt công nhận quốc tế làm tiền đề cho doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất, tăng cường việc thực thi và giám sát đối với các đơn vị, cơ sở đã đạt chứng nhận VietGAP và có những chế tài đối với cơ sở vi phạm…
Giúp cho doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Cần Thơ và các tỉnh ĐBSCL nâng cao khả năng cạnh tranh, xây dựng thương hiệu, góp phần phát triển thị trường trong và ngoài nước.
Related news

Thời gian gần đây, Chi cục Thú y Đồng Nai liên tục tổ chức các đợt kiểm tra đột xuất các trang trại chăn nuôi và lấy mẫu xét nghiệm chất cấm. Trong đó, đoàn kiểm tra cũng đã lấy mẫu xét nghiệm từ các trang trại chăn nuôi có lô heo dương tính với chất cấm theo kết quả kiểm tra của Chi cục Thú y TP. Hồ Chí Minh.

Từ diện tích đất bỏ hoang của địa phương, anh Nghiêm Đình Minh (xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, TP Hà Nội) đã mạnh dạn đấu thầu, vay vốn phát triển mô hình kinh tế vườn - ao -chuồng (V.A.C) mang lại giá trị kinh tế cao.

Để giúp người chăn nuôi nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế trong sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, ổn định và bền vững, Trạm Khuyến nông huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk đã bước đầu xây dựng thành công mô hình chăn nuôi gà an toàn sinh học tại buôn Kram, xã Ea Tiêu.

Nuôi bò quy mô nông hộ sẽ bị thu hẹp do kém cạnh tranh khi hội nhập.

Mô hình nuôi vịt trời siêu lợi nhuận do chi phí chuồng trại không lớn, đầu ra lại thuận lợi nên có rất nhiều nông dân Đồng Nai đã đầu tư nuôi.