Bạc Liêu Thả Nuôi 16.099 Ha Tôm Thâm Canh, Bán Thâm Canh

Theo Sở NN&NTNN tỉnh Bạc Liêu, tính đến tháng 8, diện tích thả tôm thâm canh, bán thâm canh trên toàn tỉnh đạt 16.099 ha, bằng 100,61% so kế hoạch và 125,32% so cùng kỳ.
Trong tháng 8, bà con nông ngư dân mang tôm giống đến cơ quan chức năng xét nghiệm 1.916 mẫu tôm (giảm 1.151 mẫu so với tháng trước và tăng 593 mẫu so cùng kỳ) và 58 mẫu nước (giảm 15 mẫu so với tháng trước và tăng 07 mẫu so cùng kỳ).
Kết quả xét nghiệm có 631/1.341 mẫu nhiễm MBV (47,05% mẫu tôm nhiễm bệnh), 08/274 mẫu nhiễm đốm trắng (2,91% mẫu tôm nhiễm bệnh), 18/265 mẫu nhiễm đầu vàng (6,79% mẫu tôm nhiễm bệnh), số mẫu còn lại không nhiễm bệnh và 01/58 mẫu nước mẫu nhiễm khuẩn (1,72% mẫu nhiễm khuẩn).
Lượng tôm giống qua kiểm tra, kiểm dịch tôm giống trong tháng được 3.049,61 triệu con (tăng 626,57 triệu con so với tháng trước và tăng 277,59 triệu con so với cùng kỳ). Kiểm tra, kiểm dịch con giống sản xuất trong tỉnh 1.356,27 triệu con, nhập tỉnh 1.693,34 triệu con.
Với 101 xe trình trạm(giảm 07 xe so với tháng trước và tăng 39 xe so với cùng kỳ), cấp 2.608 giấy kiểm dịch (tăng 549 giấy so với tháng trước và tăng 197 giấy so với cùng kỳ) cho 1.366 lô hàng (tăng 316 lô hàng so với tháng trước và tăng 469 lô hàng so với cùng kỳ). Qua kiểm tra, kiểm dịch không phát hiện tôm bị nhiễm bệnh.
Về tình hình dịch bệnh, diện tích tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh trong tháng 8 bị thiệt hại trên 70% là 884 ha tôm (tăng 169 ha so tháng trước), lũy kế diện tích bị thiệt hại 3.380 ha (giảm 225 ha so cùng kỳ), chiếm 20,93% diện tích nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh; trong đó tôm sú thiệt hại 1.637 ha, thẻ chân trắng 1.743 ha (tỷ lệ tôm bị thiệt hại so với diện tích nuôi giảm 7,36% so cùng kỳ).
Related news

Đơn Dương là huyện phía Nam của cao nguyên Lâm Viên, chỉ cách TP. Đà Lạt chừng 30km. Với những lợi thế về đất đai, khí hậu, huyện Đơn Dương hoàn toàn có thể tin tưởng về một vùng chuyên chăn nuôi bò sữa đầu tiên trên đất Tây Nguyên.

Công ty TNHH Sinh Thái Trung Việt (Gia Lai) vừa phối hợp với Phòng NN&PTNT huyện Ninh Hải tổ chức Hội thảo hướng dẫn ứng dụng chế phẩm “Vườn sinh thái Rainbow” trong sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân xã Xuân Hải.

Đây là lời cảnh báo của ông Trần Vũ Thanh - kỹ sư, cán bộ kỹ thuật của Công ty Cổ phần thuốc bảo vệ thực vật An Giang. Ông Thanh cho biết, theo dõi diễn biến sâu bệnh trên trà lúa vụ Đông - Xuân của nông dân huyện Ba Tri (Bến Tre), thấy mật độ bướm nở ngày càng nhiều, nở rộ, gói lứa sâu liên tục.

Anh Võ Văn Bé là một trong những hộ đầu tiên ở ấp Ninh Lợi (xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân) đưa giống chim bồ câu Pháp về nuôi. Hiện anh nuôi trên 120 cặp chim.

Đặc thù khí hậu của tỉnh ta có lượng mưa thấp trong năm (mưa tập trung vào các tháng 8, 9,10) và nắng nóng kéo dài trong ngày (có thể từ 10 giờ sáng đến 3- 4 giờ chiều), nên lượng cỏ xanh trong tự nhiên khan hiếm. Với tập quán chăn thả tự nhiên, bãi chăn chỉ dựa vào nước trời là chính thì nguy cơ thiếu thức ăn cho đàn gia súc có sừng (bò, dê, cừu) là rất cao.