Bạc Liêu mở rộng diện tích canh tác lúa thơm – tôm sạch giúp nông dân làm giàu
Trong đó, nông dân đã mở rộng sử dụng giống lúa thơm ST24, ST25 với diện tích lên đến gần 10.000 ha.
Việc khuyến khích nông dân đưa vào sản xuất giống lúa này nằm trong chiến lược xây dựng thương hiệu “Lúa thơm - Tôm sạch” của tỉnh Bạc Liêu. Đặc biệt, thành công của mô hình “Nhân rộng giống lúa ST 24, ST 25 trên đất tôm - lúa” trong năm 2020 và mô hình “Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất tôm sạch – lúa an toàn và hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm ổn định bền vững” năm 2021 do Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu triển khai đã tạo bước đột phá vượt trội về năng suất, chất lượng, mang lại lợi nhuận cao cho nông dân vùng chuyển đổi tôm - lúa.
Nối tiếp thành công trên, năm 2022, thực hiện chủ trương của tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bạc Liêu, Trung tâm Khuyến nông tiếp tục triển khai Kế hoạch “Nhân rộng diện tích sản xuất lúa ST 25” (thuộc chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu năm 2022) tại địa bàn huyện Phước Long, Hồng Dân, Đông Hải với quy mô 3.000 ha.
Theo GS.TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ, vùng phía Bắc Quốc lộ 1A của tỉnh Bạc Liêu rất lý tưởng để sản xuất các giống lúa thơm có giá trị kinh tế cao, nhất là giống lúa ST24, ST25. Bởi đất mặn là nền tảng quan trọng tạo độ mềm dẻo, thơm ngon cho hạt gạo, sự khác biệt mà những vùng trồng lúa khác không có.
Đây là mô hình đã được thực tế chứng minh đã phát huy được những lợi thế về điều kiện tự nhiên của vùng, tạo ra sản phẩm an toàn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành Nông nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững. ST25 là giống lúa có thời gian sinh trưởng đến thu thu hoạch khoảng 90 ngày. Hạt lúa thon dài, hạt gạo dẻo, mềm, ngon; năng suất bình quân trên đồng đất Bạc Liêu đạt từ 6 - 8 tấn/ha.
Trao đổi với chúng tôi, ông Đoàn Văn Điệt ngụ ấp Phước Hậu cho biết: trước đây gia đình ông canh tác các giống lúa khác như: OM2517, OM5451, Một Bụi đỏ... nên khi chuyển qua sản xuất giống lúa ST24, ST25 cũng có chút lo lắng vì chưa biết hiệu quả ra sao. Nhưng với sự vận động của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ về nguồn giống, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật của ngành chuyên môn, đến thời điểm hiện tại ông và đa số nông dân trên địa bàn ấp quyết định chọn giống lúa này đưa vào sản xuất.
Năm ngoái sau khi thu hoạch lúa ST25 được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra, bán được giá cao so với các giống lúa khác, lợi nhuận thu về từ 17 - 20 triệu đồng/ha. Nhờ làm lúa ST24, ST25 giá tốt, tôi và những nông dân ở đây có thu nhập ổn định. Sản xuất các giống lúa này với sự kết nối của Trung tâm Khuyến nông Bạc Liêu, nông dân được doanh nghiệp đến tận ruộng thống nhất hợp đồng bao tiêu, nông dân chỉ lo chăm sóc lúa cho tới khi thu hoạch, bà con rất phấn khởi...”.
Lúa ST25 phát triển tốt trên đất canh tác lúa - tôm huyện Phước Long
Khi thực hiện mô hình này, Trung tâm Khuyến nông là cầu nối gắn kết các công ty, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh với các Tổ hợp tác, Hợp tác xã đang tham gia mô hình thông qua hợp đồng liên kết sản xuất, với mục tiêu đôi bên cùng có lợi, đặc biệt là nông dân. Tạo tiền đề để nhân rộng và phát triển bền vững vùng chuyên canh tập trung giống lúa thơm đặc sản, hướng đến mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Đồng thời, thông qua công tác chuyển giao kỹ thuật giúp nông dân trong vùng tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, khi áp dụng vào thực tế sản xuất sẽ tạo ra sản phẩm “Lúa thơm – Tôm sạch” đáp ứng được nhu cầu của Công ty, Doanh nghiệp trong hợp đồng liên kết tiêu thụ sản phẩm.
Related news
Ông Trần Xuân Lý là một trong nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã vươn lên thoát nghèo, trở thành hộ sản xuất kinh doanh tiêu biểu ở địa phương.
Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, những mô hình như đưa cây ăn quả lên sườn dốc thật sự là cách làm đột phá.
Nói đến cựu chiến binh Đặng Ngọc Sỹ ở thôn Việt Long, xã Tản Lĩnh nhiều người biết đến là một người đã có thâm niên trong nghề trồng hoa, cây cảnh, cây công trì