Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Bà Hà Linh mất, dân trồng trà khốn đốn

Bà Hà Linh mất, dân trồng trà khốn đốn
Publish date: Thursday. October 1st, 2015

Ngày 29.9, ông Lâm Quang Khôi, quản lý xưởng sản xuất của Công ty TNHH Hà Linh, cho biết công ty đã tạm ngưng thu mua trà của nông dân để tập trung chuẩn bị lo hậu sự cho bà Hà Thúy Linh - tức Hà Linh, Giám đốc công ty kiêm Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Lâm Đồng.

Dang dở tiền nợ

Có mặt tại Công ty TNHH Hà Linh sáng 29.9, ông Nguyễn Hữu Bình (ngụ xã Xuân Trường, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) tỏ ra lo lắng trước thông tin bà Linh bị sát hại tại Trung Quốc.

Gia đình ông Bình có hơn 3 ha trà liên kết với công ty của bà Linh từ nhiều năm nay.

Hiện công ty còn nợ ông hơn 300 triệu đồng tiền mua trà.

Theo ông Bình, trước khi đi công tác, bà Linh dẫn đoàn khách nước ngoài tới vườn trà của ông để quay phim, chụp ảnh làm tư liệu giới thiệu cho đối tác nước ngoài. Bà Linh còn nói sau chuyến công tác này sẽ trả đầy đủ khoản nợ cho ông.

Dù Công ty TNHH Hà Linh ngưng thu mua trà nhưng do đến ngày, nông dân vẫn phải thu hoạch.

“Điều mà tôi lo hơn là trà đang đến kỳ thu hoạch nhưng công ty tạm ngưng thu mua.

Cách đây vài ngày, tôi chở 5 tấn trà xuống một doanh nghiệp cách xa 70 km để nhờ họ sơ chế, bảo quản với chi phí phát sinh hàng chục triệu đồng nhưng có bán được không thì vẫn chưa biết” - ông Bình lo lắng.

Ông Nguyễn Hữu Thiên (ngụ xã Trạm Hành, TP Đà Lạt) cũng gặp khốn đốn vì sự ra đi của nữ doanh nhân Hà Linh.

Công ty còn nợ ông 400 triệu đồng trong khi gia đình vẫn chưa tìm được đầu ra cho 3 ha trà. Hiện phần lớn diện tích trà của gia đình ông đã đến thời kỳ thu hái nhưng vẫn không tìm được nơi bán.

Trong khi đó, trung bình 2 tháng/lần, mỗi hecta trà, gia đình ông phải bỏ ra khoảng 60 triệu đồng để đầu tư chăm sóc. “Lúc còn sống, bà Linh là người tình cảm. Chúng tôi chỉ mong sau khi lo hậu sự cho bà, công ty sớm hoạt động trở lại, tiếp tục sát cánh với chúng tôi” - ông bày tỏ.

Ông Lâm Quang Khôi thừa nhận trong 6 tháng nay, Công ty Hà Linh gặp nhiều khó khăn.

Nguyên nhân chủ yếu là do kẻ xấu tung tin sai lệch, cho rằng trà Lâm Đồng bị nhiễm dioxin dẫn đến việc xuất khẩu bị ảnh hưởng, việc thanh toán tiền cho nông dân cũng bị chậm trễ.

Không bỏ mặc nông dân

Hiện Công ty TNHH Hà Linh có khoảng 15 ha trà tự đầu tư và 50 ha trà liên kết với 40 hộ nông dân, trung bình mỗi ngày chế biến khoảng 1,9 tấn trà tươi. Sau khi bà Linh mất, công ty tạm ngưng thu mua và chỉ chế biến theo các đơn hàng đã có.

Trước lo lắng của người dân, ông Khôi cam kết sẽ thanh toán đầy đủ các khoản nợ.

Ông cho biết hiện công ty vẫn còn các đơn đặt hàng. Sau khi lo xong tang lễ cho bà Linh, công ty sẽ bắt tay vào sản xuất, tổ chức lại thu nguyên liệu để tránh thiệt hại cho người dân.

Trong khi đó, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Lâm Đồng, Hội Doanh nghiệp trẻ đã làm việc với cán bộ, nhân viên và người lao động của công ty để duy trì hoạt động, bảo đảm an ninh, tài sản cho doanh nghiệp.

Khoảng 35 công nhân chế biến và 70 công nhân thu hái trà của công ty trong những ngày qua cũng bị ảnh hưởng về việc làm.

Theo ông Khôi, bà Linh còn nhiều dự định chưa thực hiện xong. Trong đó, để thuận lợi cho việc thu mua nguyên liệu, bà Linh lên kế hoạch mở rộng diện tích xưởng chế biến trên diện tích 6.000 m2 với công suất 8-9 tấn/ngày

. Kế hoạch này dự kiến sẽ thực hiện sau chuyến công tác Trung Quốc.

“Bà Linh là người có công lớn cho sự phát triển của ngành trà Đà Lạt, luôn “đứng mũi chịu sào” khi ngành này gặp khó khăn” - ông Khôi tiếc rẻ.


Related news

Giá Cam Sành Giảm Mạnh Ở Cái Bè (Tiền Giang) Giá Cam Sành Giảm Mạnh Ở Cái Bè (Tiền Giang)

Cam sành là một trong những trái cây đặc sản của huyện Cái Bè (Tiền Giang), hiện tại giá giảm mạnh, thương lái thu mua tại vườn loại đặc biệt từ 10 - 11 ngàn đồng/kg, loại nhất từ 8 - 9 ngàn đồng/kg, còn cam loại 2, 3 có giá từ 2 - 3 ngàn đồng/kg, thấp hơn từ 15 - 22 ngàn đồng/kg so cách đây gần 2 tháng qua. Với giá như hiện nay, người trồng cam sành ở huyện Cái Bè thua lỗ nặng.

Tuesday. October 9th, 2012
Nuôi Sò Huyết - Làm Chơi, Ăn Thiệt Ở Hòa Bình (Bạc Liêu) Nuôi Sò Huyết - Làm Chơi, Ăn Thiệt Ở Hòa Bình (Bạc Liêu)

Hàng loạt hộ dân vùng ven biển huyện Hòa Bình (Bạc Liêu) tận dụng lòng kênh xáng nội đồng để nuôi sò huyết. Cách làm mới lạ này đã giúp nhiều hộ kiếm hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng sau mỗi vụ nuôi…

Thursday. October 11th, 2012
Mô Hình Nuôi Nhông Ở Xã Vùng Cát Bình Sa Mô Hình Nuôi Nhông Ở Xã Vùng Cát Bình Sa

Vùng cát ven biển của tỉnh Quảng Nam chiếm một diện tích rất lớn, khoảng trên 35.000 ha, tiềm lực và tiềm năng đều thua kém so với các vùng khác trong tỉnh

Wednesday. March 9th, 2011
Nuôi Dúi Túi Đầy Tiền Ở Bình Phước Nuôi Dúi Túi Đầy Tiền Ở Bình Phước

Hiện tại, các mô hình nuôi cá, nuôi heo… không còn là cách làm giàu duy nhất mà ngày càng có nhiều nông dân trẻ, chủ trang trại tìm tòi, học hỏi đầu tư chăn nuôi nhiều loại động vật mới lạ, cho hiệu quả kinh tế cao. Mô hình nuôi dúi - loại động vật hoang dã, sống trong các vùng đồi núi đã mở ra hướng làm ăn mới cho nhiều nông dân trong tỉnh Bình Phước.

Saturday. May 26th, 2012
Tôm Thẻ Chân Trắng Chết Hàng Loạt Tôm Thẻ Chân Trắng Chết Hàng Loạt

Hơn 10 ngày trở lại đây, nhiều hộ dân nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn hai huyện Cần Đước, Long An có số lượng tôm thẻ chết hàng loạt khiến hơn 30% diện tích nuôi tôm của hai huyện này tạm thời bị bỏ không, thiệt hại lên đến hàng tỉ đồng.

Thursday. March 10th, 2011