Australia Giúp Nông Dân Việt Cải Thiện Thu Nhập

Ngày 16.9, Hội thảo khởi động dự án cải thiện thu nhập cho nông dân vùng Tây Bắc Việt Nam do Chính phủ Australia tài trợ đã khai mạc tại Hà Nội.
Dự án “Cải thiện thu nhập cho các hộ nông dân nhỏ tại vùng cao Tây Bắc thông qua tăng cường tính cạnh tranh và tiếp cận thị trường khu vực của các sản phẩm trái cây ôn đới và bán ôn đới” kéo dài từ 2014-2018, với kinh phí gần 1,4 triệu USD được tài trợ thông qua Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp quốc tế Australia.
Ông Hugh Borrowman- Đại sứ Australia tại Việt Nam nhấn mạnh sự gắn kết, cùng nhau hợp tác là động lực để đưa kết quả nghiên cứu trở thành hiện thực phát triển cải thiện cuộc sống cho người dân. Ông Borrowman khẳng định: “Dự án hướng tới cải thiện thu nhập cho nông dân, đặc biệt là phụ nữ và nông dân thuộc các dân tộc thiểu số thông qua sự tham gia tích cực và bài bản hơn của khối tư nhân”.
Dự án sẽ đánh giá động thái thị trường và người tiêu dùng cũng như cơ hội tại địa phương, tại tỉnh, quốc gia và trong khu vực; Giúp hoàn thiện các kế hoạch chính phủ đề ra, điều phối hoạt động phát triển cây ăn quả ôn đới và bán ôn đới tại các tỉnh khu vực Tây Bắc;
Khắc phục các trở ngại hiện đang kìm hãm sự phát triển của ngành sản xuất quả ôn đới ở Tây Bắc Việt Nam để áp dụng giống và kỹ thuật cải tiến; Phát triển các mô hình thị trường dựa trên nhu cầu của người tiêu dùng nhằm gắn kết với các thị trường có khả năng tạo ra lợi nhuận tốt hơn.
Dự án sẽ áp dụng phương pháp tiếp cận mới liên ngành để thúc đẩy quá trình đối thoại và trao đổi thông tin nhằm cải thiện và phát triển ngành hàng trái cây ôn đới theo định hướng thị trường. Quá trình đối thoại này sẽ có sự tham gia tích cực của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực nghiên cứu về trồng trọt, nhân chủng học, thị trường, người tiêu dùng và nghiên cứu chuỗi giá trị, với các cơ quan Chính phủ, các doanh nghiệp và nông dân.
Related news

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bến Tre, lịch thả nuôi giống tôm biển trên địa bàn tỉnh bắt đầu từ ngày 15-2-2013, do đó các địa phương ven biển đã tập trung cải tạo ao và thả giống theo khuyến cáo. Như huyện Bình Đại có kế hoạch giữ mức 16.000 ha nuôi thủy sản; trong đó nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh là 3.800 ha, nuôi thủy sản nước ngọt 300 ha, nghêu, sò 3.000 ha… Để cho vụ nuôi tôm năm 2013 phát triển ổn định, bền vững và đạt hiệu quả cao, hạn chế những dịch bệnh xảy ra và lây lan trên diện rộng, tỉnh chỉ đạo ngành nông nghiệp, chủ lực là Chi cục thủy sản tăng cường quản lý chặt chẽ vụ nuôi, nhất là về tình hình dịch bệnh.

Tận dụng lợi thế của vùng sông nước, nông dân cù lao Ông Hổ đã khéo trồng trọt, xen canh, luân canh, đa canh… qua đó vừa tăng thu nhập cho gia đình, vừa giải quyết việc làm và tạo ra nhiều sản phẩm đặc thù của vùng đất này.

Người dân đào ao nuôi tôm thẻ chân trắng trong vùng ngọt hóa lại bùng phát ở huyện Bình Đại (Bến Tre) đe dọa 8,3 km tuyến đê bao ngọt hóa ven sông Tiền và 13 cống dưới đê có tổng trị giá 169 tỷ đồng vừa mới khởi công, khiến ngành chức năng Bến Tre lúng túng xử lý.

Ngày 21/3/2013, đoàn kiểm tra gồm ông Đỗ Văn Nam, Phó Vụ trưởng vụ Khoa học và Hợp tác quốc tế (Tổng cục Thủy sản), ông Lê Văn Thắng, Phó hiệu trưởng Trường cao đẳng Thủy sản, cùng một số cán bộ đã đến thăm mô hình nuôi cá lồng tại Bãi Miễu, thôn Trí Nguyễn, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Mô hình có 4 hộ tham gia với đối tượng nuôi là cá chim vây vàng và cá chẽm.

Năm 2008, tôm thẻ chân trắng được cho phép nuôi đại trà ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long nhằm để đa dạng hóa đối tượng nuôi và chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, qua thời gian phát triển hơn 5 năm, phần lớn nông dân nuôi tôm nước lợ ở Tiền Giang đã chọn tôm thẻ chân trắng.