Arginine và Lysine tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng của tôm càng xanh
Acid amin có vai trò cực kỳ quan trọng với sự tăng trưởng của tôm càng xanh nhưng chưa có nhiều nghiên cứu. Bài báo cáo này sẽ đề cập hàm lượng 2 loại acid amin thiết yếu là Arginine và Lysine để tối ưu hóa tăng trưởng trên tôm càng xanh.
Arginine và Lysine tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng của tôm càng xanh, Ảnh minh họa: Internet
Dinh dưỡng Tôm Càng Xanh
Tôm Càng Xanh là loài tôm nước ngọt có giá trị kinh tế cao. Vì thế, cũng đã có nhiều nghiên cứu về nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng này. Theo đó, thức ăn dành cho tôm càng xanh có hàm lượng đạm dao động từ 35-40%. Tỉ lệ đạm/tinh bột là 1:1 được coi là có hiệu quả tốt trong việc thúc đẩy tăng trưởng trên tôm càng xanh. Tuy nhiên nhu cầu về acid amin thì chưa được xác định.
Về nhóm năng lượng, tôm càng xanh là một trong những loài sử dụng tốt carbonhydrate như là một nguồn năng lượng, glucosamine trong khẩu phần ăn sẽ giúp tôm lột xác và thúc đẩy tăng trưởng. Nhu cầu về lipid chỉ chiếm 5% trong khẩu phần ăn của tôm., nhu cầu về HUFAs ở mức 0.075% được cho là có hiệu quả cho tăng trọng và hiệu quả ăn rõ rệt.
Nhu cầu vitamin và khoáng chất của tôm cũng khá thấp, tôm cần vitamin C ở mức 60-150mg và vitamin E ở mức 200mg/kg. Trong môi trường nước mềm thì nhu cầu Ca của tôm là 3%, mức tối ưu của Kẽm là 50-90 mg/kg. (Theo Nutrition and Feeding Freshwater –Macrobrachium rosenbergii) farming-Aqua Feeds).
Arginine và Lysine là gì?
Arginine và Lysine là hai axit amin có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thủy sản. Chúng có cùng chung hệ vận chuyển ở hệ tiêu hóa, mạch máu và thận cá (Naraware,2011). Vì thế, sự trao đổi chất và hấp thụ Lysine sẽ ảnh hưởng đến trao đổi chất và hấp thụ Arginine.
Sự mất cân đối về thành phần của hai loại axit amin này trong thức ăn sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng trên một số loài cá như cá hồi vân( Davies và ctv,1997) hoặc cá hồi Đại Dương(Berge và ctv,2002). Gần đây, các nhà khoa học đến từ đại học Dương Châu( Trung Quốc) đã thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của Agrinine và Lysine lên tôm càng xanh.
Lysine, Arginine, acid amin, động vật thủy sản, acid amin với tôm, tôm, tôm càng xanh
Arginine và lysine là hai axit amin quan trọng đối với động vật thủy sản
Thiết lập nghiên cứu
Thí nghiệm cho ăn được tiến hành trong 9 tuần. Tôm giống với trọng lượng trung bình 0.38±0.02g được bố trí vào các bể. Thí nghiệm nhằm đánh giá ảnh hưởng của Agrinine và Lysine lên tốc độ tăng trưởng và hoạt đông của enzyme trên tôm càng xanh.
Kết quả cho thấy, nghiệm thức bổ sung Arginine(29.4g/kg thức ăn) và Lysine(21g/kg thức ăn) có trọng lượng, tốc độ tăng trưởng đặc biệt cao hơn nhóm đối chứng. Bên cạnh đó, hoạt động của các enzyme tiêu hóa, tỉ lệ tiêu hóa Arginine và Lysine cũng cao hơn các nhóm khác.
Kết luận
Bổ sung Arginine và Lysine với mức 29.4g/kg thức ăn và 21g/kg thức ăn sẽ giúp tôm càng xanh tối ưu hóa tốc độ tăng trưởng.
Related news
Mô hình nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, giúp cho người nuôi thủy sản lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp để phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa
Tôm càng xanh chậm phát triển khi bị nhiễm vi khuẩn E. cloacae.
Ngành nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) có triển vọng đầy hứa hẹn, nhưng một số vấn đề đang làm cản trở sự phát triển đó là chất lượng tôm post