Tôm càng xanh bị chậm lớn do vi khuẩn tấn công
Tôm càng xanh chậm phát triển khi bị nhiễm vi khuẩn E. cloacae.
Tôm càng xanh có thể chậm lớn do vi khuẩn E. cloacae.
Tôm càng xanh là loài tôm nước ngọt có giá trị kinh tế đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi hội chứng chậm tăng trưởng. Sự chậm phát triển của tôm càng xanh đã gây ra thiệt hại đáng kể cho sản xuất và năng suất của ngành nuôi tôm càng xanh trong những năm gần đây.
Các nghiên cứu trước đây đã xác định một số mầm bệnh liên quan đến sự chậm tăng trưởng ở động vật giáp xác. Trong nghiên cứu này, vi rút âm tính với tôm càng xanh chậm phát triển, nhưng lại phát hiện nhiễm vi khuẩn E. cloacae với tỷ lệ nhiễm 100%. Hơn nữa, một nghiên cứu trước đây cũng cho thấy mức độ nhiễm khuẩn E. cloacae cao ở nhiều trại giống tôm càng xanh ở huyện Gaoyou, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, dẫn đến giảm tỷ lệ sống sót của ấu trùng tôm càng xanh.
Enterobacter cloacae là một loại vi khuẩn gram âm, hình que phân bố rộng rãi trong môi trường trên cạn và dưới nước và được coi là tác nhân gây bệnh cơ hội cho người và các động vật khác. Các nghiên cứu trước đây về nhiễm E. cloacae chủ yếu tập trung vào con người, còn nghiên cứu nhiễm E. cloacae ở động vật thủy sản thì rất hiếm.
Trong nghiên cứu này Enterobacter cloacae XL3-1 được phân lập từ tôm càng xanh bị bệnh chậm lớn và gây nhiễm vào nước ở các bể nghiệm thức với nồng độ là 2,3×103 CFU/mL.
Đặc điểm của tôm chậm lớn là trọng lượng và kích thước nhỏ hơn tôm bình thường, chiều dài của tôm trưởng thành chậm lớn khoảng 6-7 cm. Kết quả chạy PCR / RT-PCR âm tính với MrNV, XSV, IHHNV, WSSV, YHV, TSV, MBV, HPV và LSNV, cũng không tìm thấy ký sinh trùng trên cơ thể của tôm càng xanh chậm phát triển. Nhưng lại sự hiện diện của vi khuẩn E. cloacae 100% trên các mẫu tôm càng xanh có tốc độ tăng trưởng chậm này.
Sau một tháng nuôi, tôm bị nhiễm E. cloacae dài 45,1mm và nặng 0,9g còn tôm không bị nhiễm dài 56,4mm và cân nặng 1,9g. Sau hai tháng nuôi, tôm nhiễm E. cloacae có chiều dài cơ thể 58,2mm và nặng 2,9g trong khi tôm không nhiễm đo được 93,2 mm, và nặng 6,6 g. Tất cả tôm ở nhóm nhiễm E. cloacae đều dương tính với E. cloacae, nhưng E. cloacae âm tính với nhóm đối chứng.
Các mô từ tôm càng xanh chậm phát triển và khỏe mạnh được lấy mẫu để kiểm tra mô học. Ở tôm càng xanh khỏe mạnh, gan tụy bình thường với các tiểu thể sắp xếp có trật tự, màng đáy còn nguyên vẹn và lòng ống được nhìn thấy như một đa giác sao. Ở tôm càng xanh chậm phát triển, tạo khoảng không bào trong các ống gan tụy, phân giải một phần nhung mao trong ruột, biến mất cấu trúc đa giác hình sao trong một số tiểu thể gan tụy. Ngoài ra, không có sự khác biệt rõ ràng về mô học ruột và mang giữa tôm càng xanh phát triển chậm và khỏe mạnh.
Ảnh hưởng của việc nhiễm mầm bệnh lên gen miễn dịch và gen chuyển hóa ở động vật thủy sản đã được báo cáo rộng rãi, nhưng ảnh hưởng của việc nhiễm mầm bệnh lên gen sinh trưởng hiếm khi được báo cáo.
Trong nghiên cứu này mức độ biểu hiện của các gen liên quan đến tăng trưởng: CHIT3, Cat, RXR, JHEH và ECR trong gan tụy và cuống mắt ở tôm càng xanh chậm phát triển thấp hơn đáng kể so với tôm càng xanh khỏe mạnh. Mức độ biểu hiện của gen MIH (hormone ức chế lột xác) trong gan tụy và mắt ở tôm càng xanh chậm phát triển cao hơn đáng kể so với tôm càng xanh khỏe mạnh.
Để điều tra khả năng lây nhiễm của tôm càng xanh chậm phát triển, tôm khỏe mạnh sẽ được nuôi chung với tôm chậm phát triển. Kết quả cho thấy sự tăng trưởng khác biệt đáng kể giữa nhóm thử nghiệm và nhóm chứng. Chiều dài cơ thể và trọng lượng cơ thể của nhóm thử nghiệm thấp hơn đáng kể so với nhóm đối chứng.
Sau một tháng nuôi chung tôm khỏe mạnh và tôm chậm lớn, chiều dài cơ thể của tôm là 45,9 mm và khối lượng cơ thể 0,8g, chiều dài cơ thể của tôm nhóm đối chứng là 59,7 mm và khối lượng cơ thể của tôm là 1,9g. Sau hai tháng nuôi chung tôm khỏe mạnh và tôm chậm lớn, chiều dài cơ thể của tôm là 49,9mm và khối lượng cơ thể là 1,1g; Chiều dài cơ thể của tôm đối chứng đo được là 93,9mm, khối lượng của tôm là 6,4g.
Ngoài ra, E. cloacae dương tính với tôm khỏe mạnh sau khi nuôi chung với tôm bị hội chứng chậm lớn. Những kết quả này chỉ ra rằng tôm càng xanh với các triệu chứng chậm tăng trưởng đã lây nhiễm và có thể gây ra sự chậm phát triển của tôm càng xanh khỏe mạnh.
Các kết quả nêu trên cho thấy tôm càng xanh chậm phát triển có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn E. cloacae cao do đó có thể thấy rằng mầm bệnh này là nguyên nhân gây ra sự chậm lớn ở tôm càng xanh.
Related news
Giới thiệu vai trò toàn diện của Clostridium butyricum và emodin trên tôm càng xanh và cho biết chính xác liều lượng sử dụng để đem lại hiệu quả tối ưu.
Khi đạt đến mức giới hạn Nitrat sẽ gây độc rất lớn với tôm càng xanh giai đoạn ấu trùng.
Mô hình nhằm đa dạng hóa đối tượng nuôi, giúp cho người nuôi thủy sản lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp để phát triển kinh tế theo hướng hàng hóa