Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Áp dụng giải pháp tưới tiết kiệm nước

Áp dụng giải pháp tưới tiết kiệm nước
Publish date: Tuesday. May 26th, 2015

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát vừa ra quyết định về việc ban hành kế hoạch hành động phát triển tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng cạn phục vụ tái cơ cấu ngành thủy lợi.

Mục tiêu cụ thể mà ngành NN&PTNT hướng tới là đến năm 2017 có 200.000ha, năm 2020 có 500.000ha cây trồng cạn chủ lực được tưới bằng công nghệ, kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước nhằm nâng cao năng suất, giảm lượng nước tưới và tăng thu nhập của nông dân.

Kết quả nghiên cứu và thực tế áp dụng tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho một số cây chủ lực có lợi thế và có thị trường như cà phê, hồ tiêu, thanh long, mía ở Việt Nam đã cho thấy rằng, áp dụng công nghệ này kết hợp với tưới phân có thể gia tăng năng suất từ 10 - 40%, giảm chi phí công chăm sóc, tăng thu nhập của hộ gia đình từ 20 - 50% và tiết kiệm nước so với tưới truyền thống từ 20 - 40%.

Về mặt môi trường, áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước sẽ giảm ô nhiễm môi trường nhờ sử dụng hợp lý và tiết kiệm phân bón, hạn chế suy thoái tài nguyên nước ngầm do khai thác quá ngưỡng cho phép ở các vùng nguồn nước khan hiếm như Tây Nguyên.

Một lợi thế quan trọng nữa, đó là áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước có thể tạo ra phương thức sản xuất nông nghiệp mới trên những vùng đất dốc, vùng đất hoang hóa và nhờ đó mở ra những cơ hội mới cho sản xuất, xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế - xã hội, bảo vệ rừng và phát triển bền vững.

Hiện đã có một số mô hình thực tiễn đem lại hiệu quả cao và ấn tượng như mô hình tưới chuối ở Lào Cai, mô hình tưới rau, củ, quả trên đất cát bạc màu ở Hà Tĩnh, mô hình tưới hồ tiêu, cà phê ở Tây Nguyên, mô hình tưới rau, hoa ở Lâm Đồng, mô hình Khu nông nghiệp công nghệ cao Unifarm ở Bình Dương, mô hình tưới cây ăn quả ở Đồng Nai…

Dưới tác động của biến đổi khí hậu và trong điều kiện hạn hán, cạn kiệt nguồn nước như hiện nay thì giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước là yêu cầu cấp bách cần phải đẩy mạnh áp dụng.


Related news

Chết Hàng Loạt Actiso Mới Xuống Chết Hàng Loạt Actiso Mới Xuống

Sau vụ mùa actiso được giá nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, người trồng actiso ở phường 12-Tp.Đà Lạt (nơi có diện tích actiso nhiều nhất Đà Lạt) lại đang phải đối mặt với nguy cơ trắng tay trong mùa vụ năm nay, dù mới chỉ xuống giống từ đầu tháng 5.

Wednesday. July 31st, 2013
Trồng Ngô Thâm Canh Mật Độ Cao Trồng Ngô Thâm Canh Mật Độ Cao

Trồng ngô thâm canh mật độ cao (ngô trồng dày) là một biện pháp canh tác mới nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất ngô trên đơn vị diện tích. Tại Anh Sơn (Nghệ An), mô hình này đã triển khai cho bà con sản xuất hơn 1 năm qua với tổng diện tích gần 250 ha. Từ hiệu quả bước đầu, trồng ngô mật độ cao đang mở hướng phát triển mới cho bà con vùng bãi.

Thursday. September 26th, 2013
Ứng Dụng Công Nghệ Nano Để Nuôi Tôm Ứng Dụng Công Nghệ Nano Để Nuôi Tôm

Trước thực trạng dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng cho người dân. Tỉnh Trà Vinh đã xây dựng mô hình thử nghiệm ứng dụng công nghệ nano trong nuôi tôm thẻ chân trắng với quy mô 6 ao, tổng diện tích là 22.000m². Tổng kinh phí thực hiện hơn 1,54 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách hơn 611 triệu đồng, người dân và doanh nghiệp đối ứng hơn 933 triệu đồng.

Monday. May 27th, 2013
Trồng Bông Lài Giúp Nhiều Đồng Bào Khmer Có Cuộc Sống Sung Túc Trồng Bông Lài Giúp Nhiều Đồng Bào Khmer Có Cuộc Sống Sung Túc

Cũng là làm nông, nhưng từ lâu trồng cây bông lài đối với những người ở thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, được xem là một nghề truyền thống. Bởi, cây bông lài được trồng tập trung ở một vài khu vực vùng ven thành phố và hầu hết các hộ trồng lài đều đã có thâm niên trong nghề ít nhất là từ 10 - 40 năm. Nghề trồng bông lài không phải nhọc nhằn một nắng hai sương, nhưng nguồn thu mang lại khá cao và ổn định.

Wednesday. July 31st, 2013
Nông Dân Bỏ Mía Ở Hậu Giang Nông Dân Bỏ Mía Ở Hậu Giang

Trước tình hình sản xuất mía gặp nhiều khó khăn như chi phí đầu tư tăng cao, giá cả trồi sụt thất thường, đầu ra bấp bênh, điều kiện tự nhiên không phù hợp,... khiến cho nhiều nông dân trồng mía trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thua lỗ, buộc lòng phải chuyển sang cây trồng khác.

Monday. May 27th, 2013