Anh Nguyễn Văn Mộc Bám Ruộng Rẫy Để Làm Giàu

Anh Nguyễn Văn Mộc (sáu Dũng), ngụ ấp Tân Phú, xã Tân Lý Tây (huyện Châu Thành) được tiếng khen là nông dân cần cù lao động, chí thú làm ăn, kinh tế gia đình khá giả, có của ăn của để.
Khi mới lập gia đình, anh được bên vợ cho 2.400 m2 đất sản xuất. Lúc đầu trồng lúa nhưng do thu nhập thấp nên anh chuyển sang trồng cây màu. Nhờ “có tay” trồng màu, nên anh mạnh dạn thuê 1,5 ha đất, mỗi năm trồng 4 vụ màu, chủ yếu là dưa leo và khổ qua. Nhờ được chăm sóc tốt nên các vụ rau màu đều cho năng suất cao và bán có giá.
Mới đây, anh trồng 7 công bí hồ lô bán được giá từ 5 - 8 ngàn đồng/ kg, thu khoảng 100 triệu đồng. Kế đến là 2 công đất trồng khổ qua, bán được giá từ 7 - 8 ngàn đồng/kg, thu 35 triệu đồng. Anh cho biết, sau khi trừ chi phí sản xuất, tiền thuê đất, bình quân hàng năm anh thu lãi trên 150 triệu đồng.
Khi được hỏi về bí quyết trồng màu đạt năng suất cao, anh Mộc vui vẻ cho biết, đó là ngoài việc sử dụng phân hóa học, anh còn bón nhiều phân hữu cơ cho cây màu làm cho đất tơi xốp và giúp cho cây phát triển tốt, thời gian cho trái kéo dài, ăn lâu bền hơn.
Đã vất vả lao động ngoài đồng, nhưng anh còn đầu tư 200 triệu đồng để nuôi bò sữa, hiện trong chuồng có 6 con bò lớn, nhỏ. Từ chỗ nghèo khó nhưng nhờ quyết bám với ruộng rẫy và chăn nuôi nên giờ đây anh Mộc đã tạo dựng được cuộc sống gia đình sung túc, nhà cửa khang trang, tiện nghi đầy đủ. Điều vinh dự lớn là năm 2013 anh được công nhận danh hiệu Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi cấp tỉnh.
Related news

Hơn nửa tháng nay, hàng trăm hộ nông dân ở xã Nam Dong, huyện Cư Giút, tỉnh Đác Nông mất ăn, mất ngủ vì hàng chục ha đậu lạc (đậu phộng) đã hơn hai tháng tuổi xanh tốt nhưng không có củ. Đây là lần đầu tiên người nông dân trên địa bàn xã Nam Dong trồng lạc không có củ, nhưng chưa rõ nguyên nhân do đâu.

Nhằm hỗ trợ nông dân (ND) tăng thu nhập, Hội ND Hà Tĩnh đã xây dựng mô hình chăn nuôi gà, lợn theo hình thức liên kết bán công nghiệp. Các mô hình đã bước đầu cho hiệu quả tốt.

Có nhiều biện pháp diệt trừ ốc sên, tuỳ vào điều kiện thích hợp của địa phương bà con có thể lựa chọn một số cách sau

Diện tích nuôi thủy sản toàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) năm 2011 là 1540 ha, đạt 100% so với kế hoạch, tăng 40 ha so với năm 2010 dẫn đến sản lượng thủy sản cả năm tăng ước đạt 48.950 tấn, đạt 100,51% kế hoạch, tăng gần 2.000 tấn. Để tạo điều kiện cho ngành thủy sản đạt được những kết quả phấn khởi, huyện Cao Lãnh tiến hành kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và nhiều giống thủy sản để đảm bảo nuôi trồng thuận lợi.

Một lần tình cờ xem ti vi nói về một chủ trang trại, tỷ phú cá sấu ở huyện Chiêm Hóa (Quảng Bình), anh Đinh Văn Bức ở thôn Yên Lạc, xã Đồng Hóa (Kim Bảng, Hà Nam) đã nảy sinh ý định nuôi con đặc sản này.