Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Ảnh hưởng của giới tính lên sự bắt mồi của tôm thẻ chân trắng

Ảnh hưởng của giới tính lên sự bắt mồi của tôm thẻ chân trắng
Author: Hà Tử
Publish date: Tuesday. June 23rd, 2020

Bạn biết không? Tôm thẻ đực hoạt động bơi lội, bắt mồi rất mạnh trong khi tôm cái lại “rất lười biếng”.

Giới tính đóng vai trò quan trọng trong sự bắt mồi của tôm thẻ chân trắng.

Tôm thẻ chân trắng hiện tại là loài được nuôi nhiều nhất trong ngành thủy sản. Rất nhiều nghiên cứu đã và đang được tiến hành để cải thiện sản lượng cũng như hiệu quả kinh tế của những mô hình nuôi. Hầu như các động vật sống ngoài tự nhiên đều thể hiện nhiều tập tính, đặc điểm chuyên biệt hơn khi nuôi trong môi trường nhân tạo. Và đương nhiên tôm thẻ chân trắng khi nuôi trong ao cũng gặp nhiều khó khăn trong việc quan sát những tập tính này. Sự phân biệt giới tính ở tôm chỉ xảy ra khi tôm đạt cỡ 10-17g. Một số nghiên cứu chứng minh tôm đực và cái sẽ có khác biệt trong các tập tính ăn.. Đối với con cái, sau chu kỳ lột vỏ thì sức ăn và khả năng tiêu hóa cao hơn so với con đực. 

Mặc dù sống trong cùng một điều kiện, cùng một thông số chất chất lượng nước nhưng những con tôm có giới tính khác nhau sẽ khác biệt về hành vi ăn mồi, khả năng cảm giác và khả năng thích nghi với môi trường sống. Khám phá sâu hơn về những khác biệt này có thể cải thiện hơn nữa quá trình sản xuất của người nuôi. Nhờ vào sự phát hiện này mà tương lai sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng cao hơn, tiêu hóa thức ăn và cải thiện khả năng miễn dịch của tôm nuôi một cách tốt hơn. Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra việc ảnh hưởng của giới tính đến chế độ cho ăn trên tôm thẻ chân trắng. Sau nghiên cứu này hy vọng rằng sẽ hiểu rõ được tầm quan trọng của giới tính tôm thẻ chân trắng mà lâu nay đã bị bỏ quên trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ chân trắng được thu ở một hệ thống nuôi tuần hoàn kín trong một cơ sở tại Vương Quốc Anh. Tỷ lệ gồm 10 con đực và 10 con cái chuyển đến hệ thống bể thí nghiệm nuôi riêng. Người ta lắp camera để quan sát và ghi nhận sự khác biệt về hành vi ăn mồi của tôm thẻ chân trắng đực và cái. Sau đó xem xét video và đưa ra giải thích về các hành vi khác nhau của tôm đực và cái khi chúng bắt mồi. Các cảm giác khác nhau cũng được quan sát như tín hiệu của râu, độ nhạy của mắt và những trạng thái khác ở cả hai giới tính.

Kết quả là tôm đực hoạt động nhiều hơn tôm cái, tôm cái phần lớn thời gian không hề hoạt động và đương nhiên là chúng dành rất ít thời gian để di chuyển và bắt mồi, tuy nhiên sự hấp thu dinh dưỡng ở con cái tốt hơn nên chúng có vẻ lớn con hơn so với con đực ở cùng giai đoạn. Các hành vi cảm ứng như mắt, râu đều không có sự khác biệt. Con đực tiêu thụ nhiều thức ăn hơn nhưng kích cỡ lại nhỏ hơn con cái có lẽ là do chúng hoạt động mạnh hơn và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn. Chính vì vậy mà con cái thường lớn con hơn con đực chăng?

Ở đây người ta kiểm tra sự bắt mồi của tôm thẻ chân trắng liên quan đến giới tính, từ đó giải thích được tại sao lại thiếu hiệu quả trong quá trình nuôi tôm. Con đực thường tham gia nhiều vào quá trình bắt mồi và tập trung nhiều ở những nơi có thức ăn như nhá, con đực cũng bơi lội, thám hiểm nhiều hơn con cái. Ngược lại, con cái lại không thường hoạt động và ít bị thu hút vào các vị trí nhiều thức ăn. Và vì không hoạt động nên con cái tiêu tốn ít năng lượng hơn so với con đực, năng lượng giữ lại để thúc đẩy tăng trọng.

Thời gian con đực ăn mồi dài hơn gấp 4 lần so với con cái. Ngoài ra con đực cũng tỏ ra hung dữ hơn khi cạnh tranh thức ăn, bắt mồi. Do đó, người ta nghĩ tới việc loại bỏ con đực ra khỏi quần thể, để con cái có đầy đủ tiềm năng hơn để phát triển cơ thể của chúng. Trong nghiên cứu này, người ta chọn những con đực và cái có cùng kích thước, tuy nhiên sau khi nuôi một thời gian thì lại thấy có sự chênh lệch về kích thước của chúng. Tuy nhiên ở tôm cái, sự nhạy cảm với các yếu tố gây stress là cao hơn,  tỷ lệ kháng bệnh cũng như tỷ lệ sống đều thấp hơn so với con đực.

Nghiên cứu chứng minh được rằng giới tính đóng vai trò quan trọng trong sự bắt mồi của tôm thẻ chân trắng. Tôm đực dành nhiều thời gian để bắt mồi hơn trong khi  tôm cái hầu như không hoạt động. Con cái thì thường căng thẳng nhiều hơn con đực. Sự khác biệt về hành vi giữa con đực và con cái sẽ góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng của tôm trong quá trình cho ăn.


Related news

Dùng vi khuẩn từ vi tảo để ức chế bệnh hoại tử gan tụy Dùng vi khuẩn từ vi tảo để ức chế bệnh hoại tử gan tụy

Sử dụng vi tảo Picochlorum sp. cộng sinh với một số vi khuẩn biển giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy.

Friday. May 8th, 2020
Giải pháp tổng hợp kiểm soát bệnh EMS, EHP và WFD ở tôm Giải pháp tổng hợp kiểm soát bệnh EMS, EHP và WFD ở tôm

Các bệnh có sự kết hợp của nhiều tác nhân gây bệnh như EMS, EHP và WFD ngày càng phổ biến. Đặc điểm dịch tễ của những bệnh này là lây lan rất nhanh

Tuesday. May 26th, 2020
Phòng bệnh vi bào tử trùng và đốm trắng mùa nắng nóng tại Sóc Trăng Phòng bệnh vi bào tử trùng và đốm trắng mùa nắng nóng tại Sóc Trăng

Đó là một trong những nội dung chính của hội thảo chuyên đề nuôi tôm tại xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung đầu tháng 3 vừa qua.

Wednesday. June 17th, 2020