Home / Hải sản / Tôm thẻ chân trắng

Phòng bệnh vi bào tử trùng và đốm trắng mùa nắng nóng tại Sóc Trăng

Phòng bệnh vi bào tử trùng và đốm trắng mùa nắng nóng tại Sóc Trăng
Author: Võ Quốc Hào - Chi cục Thủy sản Sóc Trăng
Publish date: Wednesday. June 17th, 2020

Đó là một trong những nội dung chính của hội thảo chuyên đề nuôi tôm tại xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung đầu tháng 3 vừa qua.

Bệnh vi bào tử trùng trong tôm thẻ 

Hiện nay,thời tiết nắng nóng, độ mặn cao, nhiệt độ cao, chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm trên 10­­­oC nên dễ phát sinh các mầm bệnh nguy hiểm do vi khuẩn và virus trong nuôi tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng đang diễn biến phức tạp trên cả tôm thẻ và sú.

Theo các chuyên gia, để hạn chế đốm trắng cũng như giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm trong mùa nắng nóng, bà con nên ổn định mực nước ao nuôi khoảng 0,7-1m, không nên để mực nước quá sâu nhằm hạn chế phân tầng nước, không che lưới lan để tránh ao nuôi hấp thụ nhiệt độ cao vào ban ngày mà lạnh vào ban đêm; quản lý thức ăn thật tốt để tránh dư thừa chất hữu cơ trong ao, đồng thời hạn chế sử dụng quạt muỗng hoặc quạt lông nhím để tránh phát tán mầm bệnh từ ao này sang ao khác. Khi phát hiện bệnh đốm trắng cần báo ngay cho cán bộ thú y xã và tiến hành cô lập ao nuôi, thu hoạch nếu có thể hoặc tiêu hủy bằng Chlorine với nồng độ 30 kg/1.000 m3 (TCCA 15 kg/1.000 m3) để diệt tất cả các vật chủ trong nước mà bệnh đốm trắng có thể ký sinh được, ngâm ao trong Chlorine từ 10-15 ngày mới xả thải ra môi trường bên ngoài.

Ngoài ra, hiện nay bệnh vi bào tử trùng (EHP) cũng gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi tôm, nhất là trên tôm thẻ. EHP không gây chết tôm hàng loạt mà làm cho tôm nuôi chậm lớn, gây thiệt hại về kinh tế và môi trường do khả năng tồn lưu mầm bệnh EHP trong ao nuôi là khá cao từ vụ này sang vụ khác và khó xử lý triệt để. 

Để phòng ngừa EHP, cần áp dụng nguyên tắc an toàn sinh học từ trại giống đến khâu cải tạo và quản lý ao tôm. Tôm bố mẹ nhập khẩu và thức ăn tươi sống của tôm bố mẹ phải được xét nghiệm sạch bệnh EHP. Trong nuôi thương phẩm, bà con nên lấy mẫu bùn đáy ao nuôi và ao lắng xét nghiệm EHP, cải tạo ao thật tốt để diệt tất cả các vật chủ trung gian có thể mang mầm bệnh như tôm, cá tạp, hến, cua, còng, ốc…Khi ao nuôi bị nhiễm EHP, tiến hành bón vôi nóng (CaO) với liều lượng lớn vào đáy ao và cày bừa để nâng pH trong đáy ao từ 9 trở lên, sau đó lấy mẫu bùn xét nghiệm lại, đạt yêu cầu mới thả tiếp. Ao nuôi nên thiết kế hệ thống xi phông đáy trên cả ao đất và ao lót bạt nhằm loại bỏ bùn thải, phân tôm, chất hữu cơ dư thừa, hạn chế sự tiếp xúc giữa tôm nuôi và bùn đáy ao…


Related news

Xử lý tôm lỏng ruột, phân trắng, phân đứt khúc bằng acid hữu cơ Xử lý tôm lỏng ruột, phân trắng, phân đứt khúc bằng acid hữu cơ

Phương pháp thay thế kháng sinh trong nuôi tôm thâm canh tuy quen mà lạ.

Thursday. May 7th, 2020
Dùng vi khuẩn từ vi tảo để ức chế bệnh hoại tử gan tụy Dùng vi khuẩn từ vi tảo để ức chế bệnh hoại tử gan tụy

Sử dụng vi tảo Picochlorum sp. cộng sinh với một số vi khuẩn biển giúp ức chế vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy.

Friday. May 8th, 2020
Giải pháp tổng hợp kiểm soát bệnh EMS, EHP và WFD ở tôm Giải pháp tổng hợp kiểm soát bệnh EMS, EHP và WFD ở tôm

Các bệnh có sự kết hợp của nhiều tác nhân gây bệnh như EMS, EHP và WFD ngày càng phổ biến. Đặc điểm dịch tễ của những bệnh này là lây lan rất nhanh

Tuesday. May 26th, 2020