Anh Đoàn Văn Tâm xử lý sầu riêng nghịch vụ mang lại lợi nhuận cao

Năm 2001, sau khi có hệ thống ô bao khép kín, anh Tâm đốn 6 công nhãn tiêu Huế vì hiệu quả kinh tế thấp, chuyển sang trồng 120 gốc sầu riêng hạt lép giống Ri 6 và Monthong. Sau 5 năm, vườn sầu riêng của anh cho thu nhập ổn định.
Theo anh Tâm nếu để sầu riêng ra hoa mùa thuận, hàng dội chợ, giá bán không cao. Sau khi được tập huấn khuyến nông và tham quan, học tập các mô hình sản xuất đạt hiệu quả ở địa phương, anh chủ động xử lý cho cây ra hoa trái vụ bằng cách: Khi cây ra cơi đọt thứ 3 lá chuyển sang lụa dùng màng nylon phủ kín gốc, điều tiết nước cạn trong mương, phun thuốc kích thích giúp cây ra hoa, khoảng 30 - 45 ngày cây nhú mầm hoa, anh dỡ màng nylon ra tưới nước, bón phân giúp hoa phát triển, gần 2 tháng hoa sổ nhụy, dùng chổi nylon quét những chùm bông đã nở để thụ phấn nhân tạo, giúp cây tăng tỉ lệ đậu trái và cho trái tròn. Khi trái lớn bằng cái ly, loại bỏ những trái đèo, méo và cho cây mang trái vừa phải.
Anh cho biết: "Sau khi thu hoạch vụ sầu riêng, phải tỉa bỏ chồi, cành vô hiệu, bón thúc phân, chú trọng bón nhiều phân chuồng và cho cây ngưng mang trái 1 năm, nhằm giúp cây phục hồi tốt. Mỗi năm, anh luân canh xử lý 50% diện tích sầu riêng ra hoa nghịch vụ, bằng cách làm này vườn sầu riêng của anh phát triển tốt, hạn chế suy cây và bệnh xì mủ. Với năng suất đạt 25 tấn/ha, giá bán bình quân 40.000 đồng/kg, trừ chi phí anh thu lãi 400 triệu đồng/ha".
Ngoài ra, anh nhiệt tình hướng dẫn kỹ thuật, giúp bà con xử lý sầu riêng ra hoa trái vụ, nâng cao hiệu quả vườn chuyên canh. Qua tích lũy, anh sang thêm 4 công vườn, tiếp tục chuyên canh cây sầu riêng và xây dựng được nhà ở khang trang, đủ tiện nghi. Chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, áp dụng đúng các quy trình kỹ thuật canh tác, từ đó, anh Tâm đã thoát nghèo, vươn lên ổn định cuộc sống, là một điển hình Nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi.
Related news

Nhiều lần đến với xã biển bãi ngang Vĩnh Thái, nơi tiếp giáp với địa phận tỉnh Quảng Bình về phía Bắc để tác nghiệp, chúng tôi đã biết được một số nghề đánh bắt hải sản mang tính thủ công ở đây như: Lặn biển bắt tôm hùm, bắn cá dưới đáy biển… Nhưng có một nghề cũng độc đáo không kém, đó là kiểu làm “nhà bẫy mực” dưới đáy biển!

Cá sặc rằn, còn gọi là cá rô tía da rắn hay cá rô tía Xiêm hay cá lò tho là một loài cá thuộc họ Cá tai tượng. Loài cá này là một món ăn quan trọng trong nền ẩm thực của nhiều nước, đồng thời nó cũng là một loài cá cảnh thông dụng.

Đến năm 2020, Việt Nam phấn đấu đạt sản lượng 10.000 tấn cá nước lạnh (7.287 tấn cá tầm và 2.713 tấn cá hồi), đó là mục tiêu cơ bản của dự thảo Quy hoạch phát triển cá nước lạnh đến năm 2020. Mục tiêu này đã được đưa ra thảo luận tại Hội thảo góp ý Quy hoạch phát triển cá nước lạnh được tổ chức ngày 16/9/2014 tại Lâm Đồng

Để làm được một vụ lúa trên đất nuôi tôm trong điều kiện hoàn toàn lệ thuộc nước trời như ở Cà Mau là một sự nhẫn nại, nhạy bén và đầy tính sáng tạo của nông dân rất đáng trân trọng. Nhưng do nhiều nguyên nhân nên mức độ thành công khác nhau, dẫn đến suy nghĩ, nhận thức và quyết tâm từng người cũng khác nhau, khiến diện tích và bản đồ canh tác lúa trên đất tôm luôn biến động và thường không đạt chỉ tiêu kế hoạch, phá vỡ quy hoạch, nhất là những năm thời tiết không thuận.

Tận dụng con nước khi lũ về và diện tích đất canh tác bên bờ sông Hậu, nhiều nông dân xã Bình Thạnh Đông (Phú Tân - An Giang) đã mạnh dạn đào ao nuôi tôm càng xanh mang lại hiệu quả kinh tế cao.