Anh Đặng Văn Lai Xử Lý Sầu Riêng Nghịch Vụ Hiệu Quả

Trên 10 năm gắn bó với cây sầu riêng, ông Đặng Văn Lai ở ấp 3, xã Long Trung, huyện Cai Lậy (Tiền Giang) đã ổn định cuộc sống thông qua việc xử lý sầu riêng nghịch vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Những ngày đầu khởi nghiệp với 3 công đất trồng lúa sản xuất 3 vụ/năm, vất vả nhưng thu nhập không cao. Năm 2000, sau khi có hệ thống ô bao khép kín, ông Lai chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ trồng lúa sang trồng sầu riêng giống RI6 và Mong Thong với chất lượng trái tốt, sản lượng cao và được thị trường ưa chuộng.
5 năm sau đó, vườn sầu riêng của ông cho trái với lợi nhuận gấp nhiều lần so với trồng lúa. Có được nguồn vốn tích lũy qua nhiều năm, ông mua thêm 6 công đất tiếp tục mở rộng diện tích trồng sầu riêng. Ông Lai đã tham gia các buổi tập huấn chuyển giao khoa học, áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào xử lý cho cây ra hoa trái vụ. Với 9 công đất trồng sầu riêng đạt năng suất 15 tấn/vụ, giá bán 30.000 đồng/kg, trừ chi phí, ông thu lãi gần 300 triệu đồng.
Áp dụng phương thức lấy ngắn nuôi dài, ông tận dụng các khu đất trống trong vườn để trồng xen trên 100 gốc cây tắc, giúp tăng thêm thu nhập trên cùng một diện tích canh tác. Kinh tế gia đình ổn định, ông có điều kiện nuôi con ăn học thành tài, hiện đang công tác trong ngành sư phạm tại TP.Hồ Chí Minh.
Gia đình ông nhiều năm liền là gia đình văn hoá tiêu biểu ở địa phương. Ngoài chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông còn tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương như vận động nhân dân đóng góp xây dựng cầu, đường, giúp vốn, hướng dẫn kỹ thuật giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn phát triển kinh tế ổn định cuộc sống.
Ông Lê Thanh Tòng, Chi hội trưởng Chi hội nông dân ấp 3, xã Long Trung nhận xét: "Anh Đặng Văn Lai là một nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi tiêu biểu ở địa phương với vườn sầu riêng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời, gia đình anh luôn tham gia tốt các hoạt động ở địa phương, vợ chồng hạnh phúc, con cái thảo hiền".
Related news

Dù đã được dự tính trong một thời gian khá dài, thế nhưng do nhiều nguyên nhân khách quan nên đến thời điểm này, Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Ngãi mới thực hiện được ý tưởng đóng tàu vỏ sắt cho ngư dân vươn ra khơi xa, với tổng số tiền đầu tư dự tính khoảng 12 tỉ đồng.

Đó là nhận định của các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) và các nhà quản lý ngành điều tại hội nghị Điều quốc tế Việt Nam 2014 diễn ra tại TP Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu) từ ngày 15 đến 17-5. Tham dự hội nghị có hơn 200 doanh nghiệp, nhà phân phối đến từ 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.

Hàng ngàn hộ nuôi tôm chân trắng ở Bạc Liêu đang lao đao vì tôm chân trắng đã đến ngày thu hoạch nhưng giá bán đang giảm mạnh, chỉ còn 80.000 đồng/kg, giảm từ 60.000 đến 80.000 đồng/kg so với tháng trước đó.

Ngày 18-5, Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đã có 50ha tôm sú nuôi từ 40-50 ngày tuổi bị bệnh môi trường và đốm trắng làm chết khoảng 8 triệu con tôm giống khiến người dân lao đao.

“Việc thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là hoàn toàn khả thi và tin tưởng nhất định sẽ thành công. Tuy nhiên, việc triển khai đề án cần thận trọng, đặc biệt là việc chuyển đổi đất lúa”.