An toàn sinh học cho nuôi trồng thủy sản
An toàn sinh học là điều kiện tiên quyết đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động NTTS; để thực hiện hiệu quả điều này đòi hỏi phải kết hợp rất nhiều yếu tố, biện pháp.
Nuôi tôm an toàn sinh học giúp nâng cao năng suất - Ảnh: Trần Út
Khái niệm và vai trò
An toàn sinh học (ATSH) có thể được định nghĩa là: Các biện pháp và phương pháp được áp dụng để đảm bảo môi trường nuôi không bị bệnh cho tất cả các giai đoạn của hoạt động NTTS (tức là các trại sản xuất giống, vườn ươm, trang trại chăn nuôi) để tăng khả năng sinh lời. Các quy trình ATSH được đưa ra để duy trì “độ an toàn” của cơ sở chăn nuôi (ngăn chặn xâm nhập hoặc giảm hoàn toàn số lượng trước khi xâm nhập) đối với một số sinh vật gây bệnh (ký sinh trùng, vi khuẩn, virus và nấm) những loại không được phép hiện diện trong một hệ thống đặc biệt. ATSH bao gồm việc tuân thủ các quy tắc quản lý chặt chẽ để ngăn chặn các mầm bệnh đặc trưng xâm nhập vào hệ thống hoặc giảm số lượng mầm bệnh; để ngăn ngừa các động vật không bị nhiễm bệnh, tránh khỏi sự tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh hoặc ký sinh trùng; kiểm dịch, vệ sinh và khử trùng là tất cả các yếu tố quan trọng của ATSH.
Thách thức dịch bệnh do virus, vi khuẩn, nấm và độc tảo hiện diện một mối đe dọa chính cho lợi nhuận của sản xuất thủy sản. ATSH, nói cách khác là giảm số lượng sinh vật nhiễm khuẩn trong môi trường nuôi, hình thức bảo vệ là hiệu quả nhất. Đây cũng là một tập hợp các thực hành quản lý, điều này làm giảm khả năng cho việc dẫn dắt và lây lan dịch bệnh do sinh vật gây ra lên trên và giữa các địa điểm chăn nuôi. Các thủ tục ATSH, đặc biệt biện pháp khử trùng và biện pháp cải thiện điều kiện vệ sinh, nên được kết hợp với sự lựa chọn các hạt giống không nhiễm bệnh và chiến lược điều trị hoặc là loại trừ hoặc giảm các mầm bệnh đến cấp độ vô nhiễm.
Biện pháp
Một trong những thách thức mà người nuôi phải đối mặt là làm cho tất cả các giai đoạn sống của các sinh vật phù hợp với điều kiện vệ sinh và ATSH, đây là điều cần thiết trong việc chống và ngăn ngừa dịch bệnh. Việc thực hiện chủ yếu của bất kỳ biện pháp ATSH nào luôn được tiến hành trong các trại ương giống và ở các ao đang phát triển. Một chương trình ATSH hoàn chỉnh đối với một trang trại NTTS có thể kết hợp như sau: Phòng ngừa bệnh; Theo dõi bệnh; Quản lý dịch bệnh; Vệ sinh và khử trùng giữa các vụ nuôi; Các đề phòng an toàn chung.
Các biện pháp an toàn sinh học phổ biến:
Vệ sinh bao gồm việc tẩy rửa và khử trùng các trại sản xuất giống, bể chứa, ao, dụng cụ xử lý và tiêm chủng... Cần phải làm sạch trước khi khử trùng. Thuốc khử trùng bao gồm Chlorine, hơi nóng, hơi nước, formalin và các hợp chất hóa học khác. Tất cả các chất khử trùng hóa học rất độc hại vì vậy tất cả thiết bị phải được rửa kỹ sau khi khử trùng.
Xác định tất cả các vật chủ trung gian truyền bệnh từ nơi này sang nơi khác. Hạn chế người và thiết bị giao thông có thể giúp làm giảm nguy cơ lây truyền bệnh từ cơ sở này sang cơ sở khác. Bất cứ ai làm việc nhiều ao nuôi phải rửa tay, chân và bàn chân bằng các dung dịch khử trùng thích hợp, sau khi xử lý thiết bị hoặc động vật và trước khi chuyển sang làm việc trên ao kế tiếp. Các dòng truyền bệnh khác bao gồm cua, loài gặm nhấm, chim hoang dã... có thể gây ô nhiễm nước trong ao. Các vật chủ này nên được kiểm soát hoàn toàn trong vùng lân cận các hoạt động NTTS. Không chia sẻ thiết bị giữa ao, trừ khi cần thiết; trong những trường hợp này, khử trùng tất cả các thiết bị trước khi được tái sử dụng. Sự lây truyền bệnh dọc từ bố mẹ sang con có thể được ngăn ngừa bằng cách sử dụng các bố mẹ khỏe mạnh, không bệnh. Sự khử trùng trứng với Iodine hoặc các giải pháp khác tại thời điểm các nước xơ cứng trứng có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh của trứng và ấu trùng.
Xử lý nước: Các phương pháp xử lý nguồn nước ra vào hoặc tuần hoàn nước làm giảm nguy cơ gây bệnh cho sinh vật đang xâm nhập vào hệ thống nuôi. Phương pháp xử lý bao gồm lọc cơ học, ánh sáng tia cực tím UV và ozon. Xử lý nước thải từ cơ sở vật chất của NTTS và nhà máy chế biến làm giảm sự phát tán vi sinh vật vào môi trường. Điều này rất quan trọng, bởi vì đã xảy ra vấn đề này trong quá khứ với việc dịch bệnh đã xâm nhập lại vào cơ sở nuôi từ nước thải của một nhà máy chế biến; nước nhiễm khuẩn từ các nhà máy đã thoát ra và sau đó được đưa vào hệ thống nuôi.
Theo dõi bệnh là một phần thiết yếu của bất kỳ chương trình ATSH nào. Biện pháp này bao gồm công việc đánh giá sức khỏe theo lịch định kỳ của tất cả các đàn giống thả nuôi ở một cơ sở NTTS. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể, công việc này có thể bao gồm lấy mẫu gây chết hoặc không gây chết hoặc cả hai. Việc đánh giá sức khỏe ban đầu hoặc trước khi mua một đàn giống sẽ xác minh thông tin ban đầu về vật nuôi và có thể cung cấp thông tin quan trọng nếu một loại bệnh xuất hiện ở trang trại/cơ sở. Theo dõi định kỳ cũng có thể giúp xác định được số lượng cá thể trong quần thể bị nhiễm bệnh và mức độ hoặc cường độ nhiễm bệnh trong phạm vi quần thể đó.
Thức ăn sạch: Điều quan trọng là sử dụng thức ăn sạch sẽ, thức ăn tươi. Xử lý và lưu trữ thức ăn đúng cách có thể làm giảm loại thức ăn mang mầm bệnh cho các sinh vật.
Xử lý sinh vật chết: Xử lý thích hợp tỷ lệ tử vong bằng cách đốt, chôn cất, hoặc ủ sẽ làm giảm nguy cơ tái sinh bệnh. Cũng rất quan trọng để loại bỏ cá chết từ những hồ chứa hoặc mương để giảm khả năng lây nhiễm.
Tuân thủ các nguyên tắc về ATSH và quản lý chăn nuôi tốt sẽ ngăn chặn được nhiều dịch bệnh bùng phát. Tuy nhiên, các vấn đề dẫn đến bệnh sẽ nảy sinh ngay cả trong các hệ thống được quản lý tốt nhất và cách tiếp cận có khoa học và có phương pháp sẽ giúp xác định cách thức hoạt động tốt nhất, giảm tổn thất, giúp hệ thống và ngành nuôi trở lại bình thường. Lưu giữ tài liệu là một biện pháp quan trọng trong cách tiếp cận này. Điểm then chốt để ngăn ngừa bệnh tật và giảm tổn thất là phát hiện sớm bất kỳ sự bất thường nào trong hệ thống hoặc ngành nuôi. Việc phát hiện sớm dựa vào việc giám sát hàng ngày về chất lượng nước, kiểm tra hệ thống thông thường và quan sát biểu hiện của tôm cá, hình dạng bên ngoài và tỷ lệ chết. Chất lượng nước tối ưu cần được xác định cho các loài đang được giữ cố định vì nó có thể thay đổi giữa các loài, giai đoạn sống hoặc hệ thống.
Theo các chuyên gia, nuôi tôm ATSH cần tuân thủ các nguyên tắc về sử dụng máy cho tôm ăn tự động; sục khí, quạt nước, giảm mức độ stress cho tôm, xi phông đáy ao, sử dụng chế phẩm sinh học.
Related news
Vào thời điểm giao mùa cá nuôi thường mắc một số bệnh như: Bệnh đốm đỏ, bệnh đường ruột, bệnh nấm thủy my, bệnh trùng mỏ neo… Dưới đây là cách phòng trị bệnh:
Để giúp người nông dân có thêm thông tin về kỹ thuật nuôi ba ba thương phẩm, xin lưu ý với bà con một số vấn đề sau:
Chất thải chăn nuôi được coi là nguồn tài nguyên quý giá, cần được tái tạo để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, làm phân bón hữu cơ phục vụ cho ngành trồng trọt.