An Toàn Điện Cho Người Trồng Thanh Long
Nhắc lại câu chuyện bị điện giật, anh C.V.D xã Quơn Long, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) lại không cầm được nước mắt khi nhớ lại người vợ xấu số đã ra đi, để lại con thơ dại.
Trong khi đi chăm sóc thanh long, vợ anh D vô tình chạm tay vào hàng rào lưới bảo vệ thanh long của hàng xóm, điện hở truyền vào hàng rào đã khiến chị D.T.L bị giật chết.
Mặc dù, huyện Chợ Gạo chỉ có khoảng 3.000ha thanh long nhưng những chiếc “bẫy” điện nguy hiểm khá nhiều. Trong vòng 3 năm trở lại đây đã có 4 người chết, hàng chục người bị thương do điện giật. Nguyên nhân chính là do người dân trồng thanh long giăng mắc dây điện, bóng đèn cũ và không thực hiện đúng quy định về an toàn như ngành điện đã khuyến cáo.
Nói đến cây thanh long, người ta thường biết đến ngay tỉnh Bình Thuận được coi là “thủ phủ” của loại cây trồng này trên toàn quốc. Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đến thời điểm hiện nay, diện tích trồng cây thanh long khoảng gần 20.000ha, đây là nguồn thu nhập chủ yếu của một phần lớn bà con trong các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Bắc Bình… Tuy nhiên, trên địa bàn cũng đã xảy ra hàng chục vụ tai nạn điện khiến UBND tỉnh Bình Thuận luôn phải trăn trở trong công tác quản lý.
Sở NNPTNT tỉnh Bình Thuận cho biết, mùa đông muốn thanh long ra hoa phải chiếu đèn. Từ tháng 9 - 11 người dân hầu như chiếu đèn suốt cả ngày. Trao đổi với phóng viên NTNN, ông Ngô Văn Quyền - Trưởng Bộ môn Chiếu sáng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông) cho biết, hiện bóng đèn dùng cho thanh long được người dân hàn trực tiếp vào đui, để trần, không có thiết bị bảo vệ, cũng không sử dụng đui đèn chuyên dụng. Thậm chí, bóng đèn còn được giăng mắc như “mạng nhện” lại đặt ở vị trí đúng tầm người đi, chỉ cần va chạm là dẫn tới tai nạn. Ngoài bóng đèn, dây điện cũng là những yếu tố có nguy cơ mất an toàn lớn bởi khi sử dụng nhiều đèn, công suất lớn dẫn tới hiện tượng cháy, chập thường xuyên có thể xảy ra.
Để đảm bảo an toàn cho người trồng thanh long, Công ty UBND tỉnh Bình Thuận đã “đặt hàng” Công ty Bóng đèn Phích nước Rạng Đông chế tạo đèn chuyên dụng để vừa đảm bảo an toàn sản xuất vừa tiết kiệm điện. Đến nay, tại Bình Thuận đã có trên 30% đèn tròn (60 - 75W) được thay thế bằng đèn chuyên dụng Compact 20W, trong đó Rạng Đông chiếm khoảng 80%. “Ngoài đảm bảo an toàn nhờ đui đèn chuyên dụng, bóng đèn chịu được thời tiết ngoài trời, mưa, nắng, đèn Compact chuyên dụng của Rạng Đông còn giúp cho người trồng thanh long tiết kiệm được hơn 60% lượng tiêu thụ điện năng” - ông Ngô Văn Quyền cho biết.
Nhằm nâng cao nhận thức cho người trồng thanh long, một số tỉnh cũng triển khai một số công tác như: Tổ chức tuyên truyền kiến thức về an toàn điện cho bà con với nhiều hình thức như: Phát tờ rơi về sử dụng điện an toàn; tổ chức các lớp học tại các huyện, xã hướng dẫn bà con các biện pháp sử dụng điện an toàn, cách đấu nối dây đúng kỹ thuật,… qua nỗ lực thực hiện công tác tuyên truyền về an toàn điện...
Related news
Tháng 12 vừa qua, cam sành thôn Thuốc Thượng 1, xã Tân Thành (Hàm Yên - Tuyên Quang) đã được Viện Khoa học sự sống (Bộ Nông nghiệp và PTNT) chính thức công nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Đây tiếp tục là bước tiến quan trọng góp phần nâng cao giá trị cam sành Hàm Yên nói chung và vùng cam Tân Thành nói riêng.
Theo các hộ nông dân, bưởi đường lá cam Bạch Đằng hiện nay không đủ cung ứng cho các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, trong đó thị trường tiêu thụ chủ yếu hiện nay là Hà Nội.
Năm 2007, ông Trần Minh Mẫn ở khu vực 2, phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) thăm người bạn Việt kiều ở tỉnh Tiền Giang. Tại đó, ông được người bạn giới thiệu từng mua hai cây mít giống Myanmar đem về trồng nhưng không hợp phong thổ nên còi cọc, có một cây sống ra một cành duy nhất cho 3 trái. Người bạn biếu ông một trái làm quà.
Nghề nuôi tôm công nghiệp thất bát, nhiều nơi "treo" đầm; trong tình thế khó khăn ấy, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) lại xuất hiện những cách làm sáng tạo, thay đổi quy trình sản xuất, đạt năng suất, sản lượng cao. Nông dân không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho người nuôi tôm công nghiệp mà còn cho nền kinh tế của huyện nhà.
Ghẹ vùng biển Trà Cổ (TP Móng Cái, Quảng Ninh) nổi tiếng có chất lượng ngon nhờ độ mặn nước biển cao. Tuy nhiên, sản phẩm này hiện không có nhãn mác và không phân loại. Điều này, khó tạo ra được lợi thế cạnh tranh với các loại ghẹ đến từ nơi khác khi xuất khẩu hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước...