86 triệu đồng chờ tác phẩm hay về Nông dân và Hợp tác
Theo Công văn số 1025 ký ngày 12.04.2016 của Hội Nhà báo Việt Nam, cuộc thi viết này được tổ chức dưới sự bảo trợ của Hội Nhà báo Việt Nam, do Câu lạc bộ Phóng viên Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn phối hợp với Nhà Văn hóa (Hội Nhà báo Việt Nam) và Báo Nông Thôn Ngày nay đồng tổ chức.
Một trong những mục tiêu quan trọng mà cuộc thi viết này hướng tới là nhằm nâng cao số lượng và chất lượng các tác phẩm báo chí truyền thông về vấn đề của nông dân, nông nghiệp, nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng trong cả nước; động viên kịp thời đội ngũ cán bộ, phóng viên, cộng tác viên các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương có tác phẩm báo chí có chất lượng tốt về tam nông.
Mô hình trồng chuối tiêu hồng của nông dân Phạm Năng Thành ở xã Đại Tập, Khoái Châu, Hưng Yên.
Ảnh Nguyễn Công.
Theo Thể lệ cuộc thi, tác phẩm báo chí dự thi là những tác phẩm có tính phát hiện, phản ánh chính xác, kịp thời các nội dung lớn gắn với chủ đề “Nông dân và Hợp tác” như sau:
- Các vấn đề của người nông dân: Những vấn đề của nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong mối quan hệ với những chính sách lớn ảnh hưởng đến cuộc sống của họ, đặc biệt là các chính sách về kinh tế hợp tác, hội nhập quốc tế, chính sách đất đai, giảm nghèo, phát triển bền vững...
- Thực trạng và các giải pháp hỗ trợ cải thiện vị thế của nông dân trong tham gia chính sách, thực thi chính sách, trong thị trường, trong đàm phán giao thương…
- Tâm thế của nông dân trước hội nhập quốc tế, đặc biệt là hội nhập TPP (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) và AEC (Cộng đồng kinh tế ASEAN).
- Những lựa chọn và Giải pháp của Nông dân: Các câu chuyện về người nông dân sáng tạo và điển hình liên kết sáng tạo, hiệu quả có thể nhân rộng hoặc cần hỗ trợ để nhân rộng; những nông dân chủ động, đi đầu trong ứng dụng khoa học kỹ thuật, và giúp người khác cùng cải thiện sinh kế, cải thiện môi trường sống.
Những tổ hợp tác, hợp tác xã có những cách làm hay trong liên kết sản xuất, hình thành các mô hình từ sản xuất đến tiêu thụ theo chuỗi có nhiều hiệu quả… hoặc những mô hình khác.
- Góc nhìn Chính sách (của nông dân và các bên khác nhau): Những kết quả nghiên cứu, khuyến nghị chính sách, bài học kinh nghiệm hỗ trợ người nông dân có vai trò bình đẳng và được thụ hưởng các chính sách kinh tế - xã hội một cách bình đẳng và cơ hội tiếp cận điều kiện phát triển bền vững.
Khuyến khích các tác phẩm báo chí sáng tạo, có tính tương tác cao với cộng đồng và thực tiễn; đeo bám vấn đề và góp phần thúc đẩy cải thiện hiệu quả vấn đề được nêu.
Loại hình và thể loại tác phẩm:
- Các tác phẩm dự giải là tác phẩm báo chí thuộc các loại hình: Báo in, báo điện tử.
- Bao gồm các thể loại: tin, bài phản ánh, ghi chép, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, xã luận, phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký báo chí...
- Không xét các tác phẩm mang tính hư cấu.
Yêu cầu: Các tác phẩm dự giải đảm bảo tính trung thực, khách quan, có tính phát hiện, có hiệu quả xã hội.
Tác phẩm báo in có thể gửi nguyên bản gốc hoặc photo, ghi rõ tên báo, tạp chí và thời gian đăng tải tác phẩm.
Tác phẩm báo điện tử phải in ra giấy khổ A4 ghi rõ tên báo, tạp chí và thời gian đăng tải, hoặc phiếu đăng ký tham dự giải, có đường link dẫn đến tác phẩm.
Tác phẩm gửi dự giải không trả lại tác giả.
ĐIỀU KIỆN DỰ GIẢI CỦA TÁC PHẨM
- Tác phẩm dự thi phải là các tác phẩm được viết bằng tiếng Việt, được các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước sử dụng kể từ ngày 01/01/2015 đến 10/5/2016.
- Những tác phẩm trong thời gian này đã được trao Giải thưởng ở các cuộc thi ở địa phương, ngành hoặc liên ngành ở Trung ương vẫn được quyền dự giải này nhưng phải ghi rõ mức giải và cuộc thi do đơn vị nào tổ chức.
- Tác phẩm dự thi có thể là một tác phẩm (bài) hoặc một chùm bài (không quá 5 bài).
ĐỐI TƯỢNG DỰ GIẢI
- Tất cả các nhà báo chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp, các cộng tác viên của các cơ quan thông tấn báo chí trong nước có tác phẩm báo chí với nội dung như trên đều có thể gửi tham dự cuộc thi.
- Mỗi tác giả được tự lựa chọn gửi tối đa 5 tác phẩm dự giải, ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ.
Trường hợp nhiều người cùng thực hiện một tác phẩm thì giải sẽ được xét trao cho nhóm tác giả.
- Các tác giả cần ghi rõ tên thật, bút danh, địa chỉ, điện thoại, email để tiện liên hệ.
- Các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Giám khảo không dự giải.
THỜI GIAN VÀ ĐỊA CHỈ NHẬN
Thời gian nhận tác phẩm: Thời gian nhận tác phẩm dự thi Cuộc thi viết về đề tài “Nông dân và Hợp tác” đến hết ngày 10/5/2016 (theo dấu bưu điện).
Địa chỉ nhận tác phẩm dự giải (có thể gửi đến 1 trong 2 địa chỉ):
- Ban Tổ chức Cuộc thi viết “Nông dân và Hợp tác” - Nhà Văn hóa, Hội Nhà Báo Việt Nam, Tầng 3, Lô E2 Dương Đình Nghệ, Cầu Giấy, Hà Nội.
- Ban Tổ chức Cuộc thi viết “Nông dân và Hợp tác” - Báo Nông Thôn Ngày Nay, số 13 Thụy Khuê, Hà Nội.
Ban tổ chức cuộc thi nhận bản đăng ký tác phẩm dự thi và đường link do các tác giả trực tiếp gửi đến qua địa chỉ email: Nongdanvahoptac@gmail.com
GIẢI THƯỞNG
Một giải Nhất: 15 triệu đồng
Hai giải Nhì: 10 triệu đồng
Ba giải Ba: 7 triệu đồng
Mười giải Khuyến khích: 3 triệu đồng
Trong trường hợp đặc biệt, Ban Tổ chức và Ban Giám khảo Cuộc thi viết có thể quyết định trao thêm giải báo chí cho các tác phẩm khác gửi đến tham dự cuộc thi.
Các tác phẩm đạt giải được Hội Nhà báo Việt Nam trao Chứng nhận.
BAN TỔ CHỨC
Dưới sự chỉ đạo của Hội Nhà báo Việt Nam, Ban Tổ chức cuộc thi viết được thành lập từ các đơn vị và tổ chức:
- Câu lạc bộ phóng viên Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn.
- Nhà Văn hóa Hội Nhà báo Việt Nam
- Báo Nông thôn Ngày nay
BAN GIÁM KHẢO
Gồm các Nhà báo uy tín đến từ Hội Nhà báo Việt Nam và các cơ quan báo chí trong nước: Hội Nhà báo Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nông thôn Ngày nay và một số cơ quan báo chí khác.
Related news
Mới lên lưng chừng núi Măng Rơi đã cảm giác thời tiết thay mùa. Cái nắng cô đặc bên này đèo cứ nhạt dần rồi pha loãng trong những tảng mây màu khói đèn lởn vởn trên các rặng núi cao... Phía sau cái vẻ ảm đạm của thời tiết ấy, vùng đất Tu Mơ Rông có một “điểm sáng” nhiều niềm tin: Sâm Ngọc Linh.
Chưa bao giờ Đăk Lăk lại đối diện với cơn hạn hán khốc liệt như năm nay. Không chỉ cây trồng, con người thiếu nước nghiêm trọng mà lần đầu tiên tỉnh này xuất hiện tình trạng gia súc, gia cầm chết do nắng nóng.
Sau thời gian thử nghiệm, các trang trại trồng dâu tây theo công nghệ của Nhật Bản và Hàn Quốc ở Lâm Đồng đã bắt đầu cho thu hoạch, cung cấp sản phẩm ra thị trường. Qua đó, góp thêm một sản phẩm dâu sạch tại phố núi Đà Lạt đến với người tiêu dùng cả nước.
Vụ sắn năm nay, nông dân trồng sắn trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kém vui nhất vì sắn mất mùa kép, sau khi hạch toán hầu hết nông dân đều thua lỗ nặng.