8/13 tỉnh, thành vùng ĐSBCL công bố thiên tai do hạn, mặn
Theo UBND tỉnh Vĩnh Long, hiện độ mặn trên các sông lớn cung cấp nước cho toàn tỉnh ở mức rất cao, như huyện Vũng Liêm có lúc độ mặn lên đến 9 ‰, huyện Mang Thít khoảng 5,5 ‰. Theo đó, nguồn nước trong nội đồng ở 2 huyện Vũng Liêm, Trà Ôn và một phần huyện Mang Thít đã nhiễm mặn trên 2 ‰.
Hiện nay, nguồn nước sinh hoạt của người dân các địa phương trong tỉnh Vĩnh Long đã trở nên khan hiếm, do nguồn nước ngầm bị nhiễm mặn từ Tết Nguyên đán 2016 đến nay. Hơn nữa, 12 nhà máy nước, trạm cấp nước sinh hoạt cho gần 18.000 hộ dân trên địa bàn toàn tỉnh cũng đã bị nhiễm mặn.
Về sản xuất, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long cho biết, đã có khoảng 1.274ha lúa hè thu sớm bị nhiễm mặn, trên 1.000ha lúa đông xuân đang trong giai đoạn sinh trưởng bị thiếu nước. Trước thực trạng trên, UBND tỉnh đã có quyết định công bố thiên tai ở cấp độ 1 và đưa ra những giải pháp khắc phục, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng.
Theo UBND tỉnh Trà Vinh, lãnh đạo của tỉnh này vừa ký quyết định công bố thiên tai do hạn, mặn ở cấp độ 1. Đồng thời, giao cho Sở NNPTNT chủ trì, phối hợp với các đơn vị triển khai kế hoạch phòng chống xâm nhập mặn, bảo vệ diện tích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và đảm bảo không để xảy ra tình trạng thiếu nước sinh hoạt.
Đến nay, tỉnh Trà Vinh đã có 12.346ha lúa bị thiệt hại do khô hạn, thiếu nước, nặng nhất là ở huyện Trà Cú, Cầu Ngang, Tiểu Cần, Châu Thành, Duyên Hải và thành phố Trà Vinh. Dự kiến, trong thời gian tới, số diện tích bị thiệt hại có thể tăng lên trên 23.600 ha.
Ngoài ra, toàn tỉnh Trà Vinh có 228 ha tôm thẻ chân trắng, 366,8 ha tôm sú của khoảng 10.000 hộ dân bị chết, nhiễm bệnh do hạn, mặn và nắng nóng kéo dài. Đặc biệt là có 9.268 hộ dân sống tập trung ở huyện Châu Thành, huyện Càng Long và TP. Trà Vinh phải sử dụng nước sông bị mặn, ô nhiễm, đời sống sinh hoạt bị đảo lộn.
Related news
Chưa bao giờ hạn, mặn diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nặng nề đối với việc sản xuất của nhân dân huyện Ba Tri (Bến Tre) như năm nay. Độ mặn từ 3 - 4%o xâm nhập sâu vào nội đồng làm lúa, rau màu và một số cây trồng bị chết hàng loạt. Các vật nuôi chủ lực của huyện như bò, heo cũng đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thiếu nước uống và thức ăn. Hiện nông dân đang nỗ lực tìm nguồn nước ngọt để giữ đàn gia súc, chống chịu qua đợt hạn, mặn này.
Có chí và ham muốn làm giàu, anh Nguyễn Duy Tuấn (SN 1982, ở thôn 5, xã Hòa Khương, Hòa Vang, Đà Nẵng) đã đánh liều vay tới 2 tỷ đồng nhập hệ thống lạnh về nuôi lợn Mỹ. Nhờ đó, hiện anh bỏ túi 400 triệu đồng mỗi năm.
Do hạn hán và xâm nhập mặn dẫn đến hơn 160.000 ha lúa đông xuân bị thiệt hại, nguồn rơm cho bò ăn ghiếu hụt trầm trọng. Vì thế, nhiều hộ dân phải bán bò với giá rẻ.