Home / Cá nước ngọt / Cá điêu hồng

5 bệnh do vi khuẩn trên cá rô phi, cá điêu hồng

5 bệnh do vi khuẩn trên cá rô phi, cá điêu hồng
Author: Mạnh Kha
Publish date: Wednesday. January 12th, 2022

Bệnh trên cá rô phi (tilapia) có rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi tập trung trình bày 5 bệnh phổ biến xuất hiện trên cá rô phi có liên qua đến vi khuẩn.

Bệnh lồi mắt, xuất huyết thường gặp trên cá rô phi.

Hội chứng MAS (Motile Aeromonas Septicaemia)

Hội chứng MAS gây ra bởi Aeromonas hydrophila và các loài liên quan. Đây là một loài vi khuẩn Gram âm dị dưỡng, hình que chủ yếu được tìm thấy trong các khu vực có khí hậu ấm áp. Aeromonas hydrophila còn được biết đến với tên gọi là “vi khuẩn ăn thịt người”.

Cá mắc bệnh có biểu hiện bơi mất cân bằng; bơi lờ đờ; thở trên bề mặt nước; vây và da bị xuất huyết hoặc viêm; mắt lồi; giác mạc mờ đục; bụng sưng chứa chất lỏng đục hoặc có máu; tỷ lệ tử vong hằng ngày thấp.

Cá rô phi mắc bệnh biểu hiện sưng bụng, xuất huyết.

Điều trị: Sát trùng ao bằng KMnO4 ở mức 2-4 mg/lít hoặc tắm cá bệnh trong 4-10 mg/ lít trong 1 giờ; có thể sử dụng  thuốc kháng sinh để điều trị nhưng phải tham vấn ý kiến của chuyên gia.

Bệnh rung giật (Vibriosis)

Vibrio anguillarum và các loài khác. Là loài vi khuẩn gram âm có hình que cong. Vibrio là một các loại vi khuẩn phổ biến và đang gây tổn hại nghiêm trọng cho ngành nuôi trồng thủy sản và các ngành công nghiệp đánh bắt cá.

Bệnh rung giật có biểu hiện tương tự như hội chứng MAS; Bệnh được ghi nhận kèm với các biến động môi trường như chất lượng nước kém hoặc căng thẳng trong bầy đàn.

Điều trị: Theo các nghiên cứu được công bố, giải pháp tốt nhất để điều trị bệnh rung giật trên cá rô phi là sử dụng kháng sinh trong thức ăn. Tuy nhiên chúng tôi đặc biệt khuyến cáo rằng, cần tham vấn ý kiến chuyên gia trong việc dùng kháng sinh để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bệnh Columnaris

Bệnh do vi khuẩn Flavobacterium columnare, là một loại vi khuẩn dạng que Gram âm thuộc chi Flavobacterium. Tên này bắt nguồn từ cách mà loại này phát triển trong sự hình thành cột “thân rễ”. Vi khuẩn này cũng được coi là tác nhân gây bệnh quan trọng trong nghề nuôi cá rô phi.

Cá nhiễm vi khuẩn này biểu hiện vây bị sờn và/hoặc có các mảng trắng không đều đến xám trên da và/hoặc vây; tổn thương, màu sắc nhợt nhạt, hoại tử trên mang.

A) Cá bị nhiễm bệnh có bề mặt bên ngoài bị loét và xuất huyết (1) và vây đuôi bị xói mòn (2). B) Cá nhiễm bệnh biểu hiện mang nhạt màu (3). C) Cá nhiễm bệnh cơ thể bị cứng và vây đuôi bị ăn mòn (2). D) Cá rô phi bình thường

Điều trị: Có thể sử dụng phương pháp sát trùng bằng KMnO4 như với Hội chứng MAS; hoặc sử dụng CuSO4 ở mức 0,5-3 mg / lít, tùy thuộc vào độ kiềm của ao nuôi.

Bệnh Edwardsiellosis

Vi khuẩn Edwardsiella tarda là tác nhân chính gây bệnh. Đây là loại kỵ khí tùy ý, nhỏ, dễ vận động, gram âm, hình que thẳng.

Cá rô phi nhiễm bệnh ít có triệu chứng bên ngoài; chảy máu,  hoặc có dịch máu trong khoang cơ thể; gan nhợt nhạt, lốm đốm; sưng, lá lách đỏ sẫm; thận sưng, mềm.

Cá diêu hồng nhiễm bệnh biêu hiện lá lách đỏ sẫm, gan sưng, xuất hiện nhiều đốm trắng

Điều trị: Cân nhắc khi sử dụng kháng sinh trong thức ăn cho cá khi phát hiện bệnh. Cũng cần lưu ý tới lượng kháng sinh khi dùng và thời gian trữ cá trong ao trước khi bán thương phẩm.

Bệnh do liên cầu khuẩn gây ra

Tác nhân gây bệnh gồm 2 loài chính gây bệnh là Streptococcus iniae và Enterococcus sp. là vi khuẩn Gram dương xâm nhập và gây bệnh trên cá rô phi bố mẹ và cá rô phi từ 50 – 300g. Nhiệt độ thích hợp cho bệnh liên cầu khuẩn trên cá rô phi phát triển là từ 25 – 350C, trong đó phát triển mạnh nhất khi nhiệt độ nước trên 300C. Những ao có tỷ lệ cá chết cao là những ao ô nhiễm và giàu chất hữu cơ, tỷ lệ chết có thể lên tới 80% trong thời gian ngắn, tuy nhiên khi nhiệt độ xuống thấp tỷ lệ tử vong lại giảm.

Cá nhiễm bệnh có biểu hiện hôn mê, bơi thất thường; nám da, sẫm màu; mắt cá bị lồi một bên và trên mắt kéo một lớp màng màu trắng đục; trướng bụng; xuất huyết ruột, xung quanh miệng, hậu môn và vây; lá lách to, gần như đen; tỷ lệ tử vong cao.

Điều trị: Có thể sử dụng kháng sinh trong thức ăn dưới sự tư vấn, theo dõi từ chuyên gia. Liều khuyến cáo Erythromycin ở mức 50mg/kg cá/ngày trong 12 ngày. 

Tài liệu tham khảo:

1. Nguyen Ngoc Du (2019). Tổng quan về bệnh Columnaris trên cá nước ngọt, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II.

2. Cultured Aquatic Species Information Programme Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758), FAO.


Related news

Chiết xuất lá bàng kháng bệnh trên cá điêu hồng Chiết xuất lá bàng kháng bệnh trên cá điêu hồng

Lá bàng được người nuôi sử dụng để tăng cường khả năng miễn dịch và điều trị bệnh nhiễm trùng cho cá điêu hồng.

Tuesday. March 23rd, 2021
Phòng trị bệnh ở cá điêu hồng Phòng trị bệnh ở cá điêu hồng

Cá điêu hồng có dấu hiệu hôn mê, mất phương hướng bơi lội, mắt bị lồi. Hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục? Cách phòng bệnh ngoại ký sinh trùng gây ra?

Friday. June 18th, 2021
Bổ sung khoáng vi lượng crom cho cá diêu hồng Bổ sung khoáng vi lượng crom cho cá diêu hồng

Chế độ ăn chromium picolinate và crom lên men giúp cải thiện đáng kể hiệu quả sinh học đối với hoạt động tăng trưởng

Saturday. October 9th, 2021