Home / Cá nước ngọt / Cá điêu hồng

Phòng trị bệnh ở cá điêu hồng

Phòng trị bệnh ở cá điêu hồng
Author: Ban KHKT
Publish date: Friday. June 18th, 2021

Hỏi: Cá điêu hồng có dấu hiệu hôn mê, mất phương hướng bơi lội, mắt bị lồi. Hỏi nguyên nhân và biện pháp khắc phục? (Phan Văn Hùng, xã Tiền Phong, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình)

Trả lời:

Theo mô tả, có thể cá bị bệnh do vi khuẩn Steptococcus gây ra. Vi khuẩn này phát triển mạnh ở môi trường có nhiệt độ nước 20 – 30 độ C. Khi bị bệnh, cá có dấu hiệu hôn mê, mất phương hướng bơi lội. Vùng mắt bị thương tổn như viêm mắt, lồi mắt, chảy máu mắt. Xuất hiện các vết lở loét xuất huyết không lành ở quanh mắt, các gốc vây hoặc những vùng da hơi đỏ xung quanh hậu môn, sinh dục của cá. 

Phòng bệnh bằng cách chuẩn bị ao, lồng bè tốt trước khi nuôi, đặc biệt là khâu xử lý đáy ao và xử lý nước. Khi thả giống nên tắm cá qua nước muối 2 – 3% trong thời gian 5 – 15 phút. Nên thả nuôi với mật độ vừa phải, trong quá trình nuôi cần theo dõi thường xuyên các yếu tố môi trường nước, nếu được nên duy trì hàm lượng ôxy hòa tan ở mức cao bằng máy quạt nước. 

Định kỳ từ 7 – 10 ngày/tháng trộn vitamin và khoáng chất trong thức ăn, để tăng cường sức đề kháng cho cá khi nhiệt độ thay đổi.  Khi có dấu hiệu bệnh, nên giảm một phần hoặc toàn bộ lượng thức ăn cho cá. Vớt bỏ cá chết, cá bị bệnh ra khỏi ao. Bệnh do vi khuẩn gây ra nên có thể được điều trị bằng kháng sinh, liều lượng và sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất. 

Hỏi: Cách phòng bệnh ngoại ký sinh trùng gây ra trên cá điêu hồng? (Nguyễn Văn Mạnh, xã Bình Minh, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình)

Trả lời:

Các bệnh do ngoại ký sinh trùng có tác động mạnh đến cá con trong quá trình ương. Thực tế cho thấy, nhiều cơ sở ương giống có tỉ lệ hao hụt từ 50 – 70% chủ yếu là do cá con bị bệnh đốm trắng (trùng quả dưa tấn công), bệnh do trùng mặt trời, bệnh do sán lá đơn chủ, bệnh do giáp xác ký sinh (Argulus và Ergasilus). Để phòng trị bệnh, ở ao ương hoặc ao nuôi cá phải có sục khí. Khi phát hiện cá bị bệnh cần sử dụng Formol nồng độ 25 – 30 ml/m3 với thời gian dài và nồng độ 100 – 150 ml/m3 nếu trị trong 15 – 30 phút; CuSO4 (phèn xanh) nồng độ 2 – 5 g/10 m3 trị trong 15 – 30 phút, cứ cách 1 ngày thì thực hiện 1 lần; muối ăn dùng để phòng và trị bệnh cho cá, nồng độ 1 – 3% với thời gian dài và 1 – 2% trong 10 – 15 phút.


Related news

Liều lượng bổ sung tỏi vào thức ăn của cá diêu hồng Liều lượng bổ sung tỏi vào thức ăn của cá diêu hồng

Ảnh hưởng của việc bổ sung tỏi vào thức ăn lên một số chỉ tiêu miễn dịch và khả năng kháng khuẩn của cá điêu hồng đã được đánh giá.

Friday. December 6th, 2019
Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong lồng bè trên sông và hồ chứa Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng trong lồng bè trên sông và hồ chứa

Mô hình nuôi cá diêu hồng trong lồng bè góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, từng bước đa dạng hóa vật nuôi có giá trị kinh tế cao.

Thursday. May 28th, 2020
Chiết xuất lá bàng kháng bệnh trên cá điêu hồng Chiết xuất lá bàng kháng bệnh trên cá điêu hồng

Lá bàng được người nuôi sử dụng để tăng cường khả năng miễn dịch và điều trị bệnh nhiễm trùng cho cá điêu hồng.

Tuesday. March 23rd, 2021