19/29 mẫu phân bón của công ty Thuận Phong không đảm bảo chất lượng

Công ty Cổ phần Sản xuất và Thương mại Thuận Phong (công ty Thuận Phong) có trụ sở tại Đồng Nai đã bị lực lượng chức năng phát hiện khi đang “hô biến” sản phẩm phân bón rễ thành phân bón lá để kiếm lời.
Trong tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hoá, công ty Thuận Phong đã ghi tên hàng hoá là ‘phân bón rễ’.
Theo công văn gửi công ty Thuận Phong của Cục Trồng trọt, Bộ NN&PTNT, Cục cũng đã yêu cầu công ty này phải ghi trên nhãn hàng là phân bón rễ.
Tuy nhiên, khi đưa sản phẩm ra thị trường, loại phân bón rễ đã biến thành sản phẩm có công dụng là phân bón lá với giá bán cao ngất ngưởng 350.000 đồng/chai.
Theo kết quả giám định chất lượng phân bón, có tới 19 trong tổng số 29 mẫu phân bón của công ty Thuận Phong có thành phần dinh dưỡng không phù hợp với công bố, không đảm bảo chất lượng; trong đó, một số loại có tỷ lệ thành phần chất chính dưới 70%.
Một số ý kiến từ các Bộ, ngành cho rằng, đây là một trong các căn cứ để xác định hàng giả .
Related news

Ngày 18.3, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Vĩnh Long cho biết, đầu năm 2014, trên địa bàn tỉnh còn trên 8.700ha nhãn, phần lớn là nhãn tiêu da bò.

Lan hồ điệp (cattleya) sinh trưởng tốt ở xứ lạnh, nhưng ông Lê Minh Bửu, ở thôn Hòa Sơn, xã Hành Phước, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi đã trồng thành công giống lan này trên mảnh đất khô cằn ngay tại vườn nhà.

Tỏi một tép (còn gọi là tỏi cô đơn, tỏi mồ côi) ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) được nhiều người ưa chuộng và mua với giá gấp 7 lần loại thông thường.

Với kỹ thuật nuôi đơn giản, cho hiệu quả kinh tế cao, một số nông dân ở Cà Mau đang tìm tòi và nhân rộng mô hình nuôi lươn trong bể bê tông.

Chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang các loại hoa màu khác không chỉ giúp giảm lượng hàng hóa nhập khẩu mà còn cân đối lại lượng lúa gạo hiện dư thừa và bảo vệ độ màu mỡ của đất đai.