10 hộ sản xuất 350 tấn rau an toàn/năm
Tổ rau màu thuộc thôn Đoài, xã Tam Giang có diện tích SX 4,5 ha trong tổng số trên 7 ha đất chuyên màu tại khu đồng Bãi Nghè, ngoài đê được HTX giao thầu để chuyên canh rau màu từ năm 2012 - 2020, gồm 10 hộ SX và 50 lao động.
Trước nhu cầu lớn của thị trường, Phòng NN-PTNT huyện Yên Phong đã giúp đỡ và hướng dẫn tổ SX rau tại thôn Đoài chuyển từ trồng trọt tự phát thành nhóm hộ kinh doanh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có năng suất và chất lượng.
Đặc biệt năm qua, Sở NN-PTNT Bắc Ninh đã tạo điều kiện cho nhóm hộ được cấp giấy chứng nhận là nơi có đủ điều kiện SX, sơ chế phục vụ cho chế biến rau an toàn của tỉnh. Đi vào hoạt động nhóm hộ đã có con dấu, giấy phép đăng ký kinh doanh. Hàng tháng, quý, năm có tổ chức họp nhóm để báo cáo kết quả kinh doanh, phân chia lãi. Đã đưa ra được nội quy hoạt động của nhóm cá nhân thành lập hộ kinh doanh.
Ngoài ra còn lập kế hoạch SXKD, có hợp đồng thuê khoán kỹ thuật với chuyên gia kỹ thuật về nông học để hướng dẫn kỹ thuật thâm canh, trồng rau cả 3 vụ, truyền tải các tiến bộ kỹ thuật mới.
Trong quá trình SX, nhóm hộ đã sử dụng các giống rau mua của các DN có uy tín như Cty TNHH EAST- WEST SEED (Hai Mũi Tên Đỏ), Cty Giống cây trồng Đất Việt, Cty TNHH C.H Việt Nam và Viện Nghiên cứu rau quả…
Chủ yếu dùng phân bón hữu cơ có thương hiệu như phân bón miền Nam, Phân bón Sông Gianh, Bình Điền… Áp dụng biện pháp thu rơm, rạ ủ vi sinh tạo phân hữu cơ sạch trồng rau an toàn. Diện tích nhà xưởng, kho chứa sản phẩm 100 m2. Kế hoạch SX rau theo quy trình an toàn đã được Phòng Trồng trọt, Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận và tiến tới đạt tiêu chuẩn VietGAP cấp cho thị trường.
Trong quá trình kinh doanh, trung bình lương của người lao động đạt 6 - 7 triệu đồng/tháng và chia lãi theo vốn góp khoảng 3,5%/tháng. Ngoài ra, nhóm hộ SX rau thôn Đoài đã thực hiện đầy đủ các quy định bảo vệ môi trường trong SXKD. Thường xuyên gom các phụ phẩm nông nghiệp ủ tạo phân hữu cơ, SX theo quy trình an toàn của cơ quan chuyên môn. Thực hiện an toàn từ khâu SX đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
Thực tế sau 1 năm hoạt động đã đạt được hiệu quả rất khả quan. Hàng năm đã SX được những sản phẩm như: Cây cà chua 120 tấn/năm; bí xanh 60 tấn/năm; cải bắp các loại 50 tấn/năm; mướp ngọt 30 tấn/năm.
Ngoài ra, SX một số loại rau an toàn khác như su hào, súp lơ, cải xanh, dưa leo, đỗ leo, đu đủ, ớt… trồng xen kẽ hàng năm đạt được trên 50 tấn/năm. Tổng thu hoạch hàng năm của tổ rau màu thôn Đoài đạt trên 300 tấn/năm.
Mặc dù đầu ra có thể đáp ứng được lượng lớn như vậy, nhưng vẫn chưa có hợp đồng ổn định ký kết bao tiêu sản phẩm. Hiện tại, thị trường quen thuộc tiêu thụ các sản phẩm là các tư thương ở các khu vực Yên Phong, Từ Sơn (Bắc Ninh), Đông Anh (Hà Nội) và các tỉnh lân cận vào thu mua tại ruộng, mang tính chất thời vụ, theo giá cả thị trường nên có nhiều bấp bênh cho sản phẩm đầu ra.
Mong muốn của nhóm hộ SXKD rau an toàn thôn Đoài là được các cấp, các ngành tạo điều kiện giúp đỡ, giới thiệu các đơn vị thu mua sản phẩm đầu ra ổn định, góp phần xóa đói, giảm nghèo, làm giàu trên mảnh đất quê hương.
Related news
Vụ lúa đông xuân 2014 - 2015, nông dân TP Cần Thơ xuống giống hơn 87.000 ha, lúa đang sinh trưởng và phát triển tốt, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, thời tiết đang trong mùa lạnh, thuận lợi cho một số loại sâu bệnh hại lúa phát triển, do đó lúa đông xuân cần được quan tâm chăm sóc và quản lý dịch hại tốt, nhất là từ nay đến Tết Nguyên đán 2015…
Lâu nay, bà con nông dân vẫn có tập quán sản xuất theo thời vụ, mùa nào thức ấy. Thế nhưng, với sự hỗ trợ đắc lực của các tiến bộ kỹ thuật, mô hình trồng cây trái vụ đã và đang cho hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn chính vụ. Điều đó được chứng minh thực tế tại huyện Phúc Thọ.
Năm 2014, dự án được triển khai thực hiện ở xã Long An và Thân Cửu Nghĩa (huyện Châu Thành), xã Long Hòa (thị xã Gò Công) và xã Bình Nghị, Tân Đông (huyện Gò Công Đông) với quy mô 55ha/3 huyện/188 hộ tham gia. Nông dân tham gia mô hình được hỗ trợ 100% giống, một phần vật tư chính và được cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông hỗ trợ kỹ thuật trong suốt vụ sản xuất, tổng kết, đánh giá hiệu quả mô hình.
Nhìn thấy bà con lối xóm cùng trồng cà phê như mình nhưng năng suất cao, ông đã tự tìm tòi học hỏi từ sách, báo, bạn bè, bà con lối xóm, tìm hiểu vì sao cây cà phê ở vườn nhà không cho năng suất như những nơi khác. Sau đó, ông tham gia các hội thảo đầu bờ, tập huấn chuyển giao khoa học công nghệ. Từ đó, ông hiểu rằng trồng cây cà phê đòi hỏi phải đúng quy trình thì cây mới phát triển tốt được.
Năm 1990, khi còn là một cán bộ y tế xã với đồng lương eo hẹp, ông thường nghe cha mình nhắc về loài cây quý cho thớ gỗ mịn, bền chắc, được dùng làm cái rìu, cây cung… nhưng gần như “tuyệt chủng” trên những cánh rừng Ba Tơ. Với mong muốn khôi phục lại loài cây này trên mảnh đất quê hương, ngoài giờ làm, ông tranh thủ đi rừng hái cây mây nước bán, dành dụm tiền mua cây giống về trồng. “Hồi đó ông anh ở thôn Làng Trui vào tít rừng sâu bên Kon Tum nhổ về bán cho mình với giá 2000 đồng/cây. Mình bỏ gom góp tiền mua một trăm cây về trồng”, ông Nấu nhớ lại.