Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát Triển Nuôi Thủy Sản

Phát Triển Nuôi Thủy Sản
Publish date: Monday. November 11th, 2013

Thực hiện chủ trương chuyển đổi những diện tích trồng lúa năng suất thấp sang nuôi thuỷ sản, từ năm 2003, xã Hải Châu (Hải Hậu - Nam Định) đã chuyển đổi 3ha đất lúa ở xóm 10 sang nuôi cá diêu hồng. Đây là giống cá có khả năng thích ứng với thay đổi thời tiết, chịu nóng, lạnh tốt, ít nhiễm bệnh, lớn nhanh hơn cá truyền thống từ 2-3 lần, lại đẹp mã nên rất được ưa chuộng trong tiêu dùng, nhất là trong các nhà hàng, khách sạn...

Triển khai mô hình, ban đầu chỉ có 10 hộ tham gia. Khi bắt tay vào thực hiện, các hộ dân gặp không ít khó khăn về vốn, kỹ thuật chăm sóc, phòng bệnh cho cá. Song được tập huấn chuyển giao kỹ thuật kịp thời nên ngay năm đầu tiên thu hoạch đã cho hiệu quả cao hơn 3-4 lần so với cấy lúa.

Từ hiệu quả của việc chuyển đổi, năm 2006, Hiệp hội Đậu Nành (Hoa Kỳ) đã hỗ trợ xây dựng mô hình nuôi cá diêu hồng chuyên canh và tổ chức cho các hộ nông dân trong xã tham quan mô hình cụ thể, trao đổi kinh nghiệm. Từ đó đến nay, diện tích nuôi cá diêu hồng chuyên canh trong xã tăng đáng kể.

Đến nay, toàn xã có hơn 80 hộ tham gia nuôi cá diêu hồng chuyên canh với tổng diện tích là 60,8ha. Mỗi năm cá diêu hồng chỉ nuôi 1 vụ, bắt đầu từ tháng 4, các hộ đồng loạt xuống giống cho đến tháng 12 thu hoạch. Dù chỉ nuôi 1 vụ nhưng mỗi năm các hộ nuôi trong xã thu hoạch trên 600 tấn cá diêu hồng, cung ứng cho thị trường trong tỉnh và các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng…

Theo tính toán của các hộ nuôi, mỗi ha cho năng suất hơn 11 tấn, doanh thu đạt trên 500 triệu đồng và cho thu lãi 140-150 triệu đồng/ha. Trong năm 2012, sản lượng cá diêu hồng toàn xã đạt 680 tấn, nhiều hộ thu lãi từ 200-300 triệu đồng. Tiêu biểu có hộ các ông: Trần Đình Thắng, Đỗ Văn Thực, Nguyễn Văn Nhường…

Ngoài cá diêu hồng, các hộ dân trong xã còn nuôi 5ha tôm sú, tôm thẻ chân trắng và 11,8ha cá truyền thống. Nhận thức được việc nuôi thủy sản đơn lẻ thường gặp khó khăn do bị tác động bởi yếu tố thời tiết, dịch bệnh, thị trường, thức ăn…, từ năm 2005, xã đã thành lập CLB nuôi trồng thủy sản. CLB đã liên kết các hộ nuôi thuỷ sản trong xã, hỗ trợ nhau trong việc ứng dụng công nghệ nuôi cá diêu hồng công nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, cung ứng con giống, thức ăn, thuốc thú y, đối phó dịch bệnh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm…

Hiện nay, CLB thu hút 32 hộ nuôi cá diêu hồng tại địa phương tham gia. Chúng tôi đến thăm gia đình anh Trần Văn Bình, xóm 7 vào thời điểm anh đang thu hoạch cá cho đủ chuyến hàng xuất đi Hải Phòng và Hà Nội. Anh Bình cho biết, trước đây mỗi lần thu hoạch cá, gia đình anh phải thuê khoảng 15 lao động đến phụ giúp việc kéo lưới, với tiền công 120 nghìn đồng/người. Tham gia CLB nuôi trồng thủy sản, các hội viên đã hợp tác đổi công cho nhau, nên gia đình không phải thuê lao động thu hoạch cá nữa.

Nhờ đó, mỗi lần thu hoạch cá, gia đình anh tiết kiệm được 2 triệu đồng. Ông Đỗ Văn Thực, chủ nhiệm CLB nuôi trồng thủy sản xã Hải Châu cho biết: Khi mới thành lập CLB, một số hộ nuôi thuỷ sản chưa nhận thức rõ được quyền lợi và trách nhiệm của mình nên chưa nhiệt tình. Nay qua thực tế hoạt động và được tuyên truyền, đã có thêm một số hộ dân tham gia vào CLB.

Trong những năm qua, CLB đã cung ứng con giống có chất lượng tốt cho các hội viên và những hộ nuôi trong xã. Hiện, một số hội viên trong CLB còn đứng ra cung ứng thức ăn chăn nuôi, thu mua cá thương phẩm để đưa đi các tỉnh tiêu thụ, góp phần bảo đảm ổn định đầu ra cho người nuôi thuỷ sản trong xã.

Những ngày qua, tranh thủ điều kiện thời tiết thuận lợi, các hộ nông dân trong xã Hải Châu đang khẩn trương thu hoạch cá. Dự kiến, năm nay, sản lượng cá diêu hồng toàn xã ước đạt 682 tấn, cá truyền thống ước đạt 106 tấn; doanh thu từ nuôi thuỷ sản của xã ước đạt trên 23 tỷ đồng.


Related news

Lo Vụ Muối Mới Lo Vụ Muối Mới

“Muối SX ra không sợ bị ứ đọng, vì có hợp đồng với nhiều thương lái thu mua. Điều lo là giá muối quá thấp. Bước vào đầu vụ, các chi phí đầu tư SX đều tăng cao. Trong đó công lao động tăng mạnh nhất, hiện có giá từ 110-130 ngàn đ/công, tăng 20-30 ngàn đ/công so với năm ngoái. Vì vậy để SX muối có lãi thì giá muối thu mua phải dao động ở mức 800-1.000 đ/kg”, ông Hiến nói.

Tuesday. March 3rd, 2015
Vòng Xoáy Luẩn Quẩn Của Ngành Muối Vòng Xoáy Luẩn Quẩn Của Ngành Muối

Bộ Công Thương cho biết, giá muối trên thị trường trong nước năm 2014 tương đối ổn định, với muối trắng tại miền Bắc dao động quanh mức 1.600 – 2.500 đồng/kg, miền Nam khoảng 1.000-1.400 đồng/kg. Giá muối giảm khá mạnh (khoảng 30- 40%), trong bối cảnh chi phí vận chuyển tăng mạnh khiến diêm dân khốn khổ. Ngay tại Ninh Thuận – một trong hai “thủ phủ” muối của cả nước giảm từ mức 900- 1.000 đồng/kg hồi đầu năm 2014 xuống 500- 550 đồng/kg vào giữa năm và vẫn duy trì thấp cho đến nay.

Tuesday. March 3rd, 2015
Thận Trọng Với Cây Tỷ Đô Mắc Ca Thận Trọng Với Cây Tỷ Đô Mắc Ca

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên cũng đề nghị Chính phủ sớm bổ sung mắc ca là cây công nghiệp chiến lược mới cho vùng này. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienvietPostbank) thông báo sẽ thu xếp 22 nghìn tỷ đồng tín dụng cho nông dân Tây Nguyên trồng cây tỷ đô.

Tuesday. March 3rd, 2015
Thứ Trưởng Nguyễn Cẩm Tú “Bắt Bệnh” Ngành Mía Đường Thứ Trưởng Nguyễn Cẩm Tú “Bắt Bệnh” Ngành Mía Đường

Thời gian qua trên báo chí có nhiều ý kiến thảo luận xung quanh vấn đề nhập khẩu đường do Tập đoàn Hoàng Anh – Gia Lai Việt Nam đầu tư sản xuất tại Lào vào Việt Nam. Có một số ý kiến ủng hộ việc tiếp tục bảo hộ Ngành mía đường Việt Nam, cũng có nhiều ý kiến trong đó đa phần là của các học giả, các chuyên gia kinh tế cho rằng đây là tín hiệu để thúc đẩy ngành mía đường trong nước cần khẩn trương đổi mới.

Tuesday. March 3rd, 2015
Nghịch Lý Hạt Muối Nghịch Lý Hạt Muối

Muối Bạc Liêu mặn mà, nổi tiếng và là ruộng muối lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Với 56km bờ biển, ruộng muối nơi đây dao động trên dưới 3.000ha do phập phù thời tiết và giá. Bà con diêm dân lao động cật lực trong cái nắng gay gắt để làm ra hạt muối trắng, nhưng luôn thường trực nỗi lo giá hạ.

Tuesday. March 3rd, 2015